Dù là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, ăn nhiều thịt đỏ có thể gây hại tới sức khỏe của bạn
Bổ sung chất dinh dưỡng gì giúp chống lại tình trạng khô mắt?
4 sai lầm kinh điển trong chế độ dinh dưỡng giảm cân
6 cách tăng sức khỏe đường ruột, thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng
6 tip dinh dưỡng giúp đánh bay các rối loạn giấc ngủ
Khi nói đến việc ăn thịt đỏ, ung thư là vấn đề mà chúng ta hay đề cập. Tháng 10/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố một báo cáo kết luận thịt đỏ, thịt chế biến sẵn là thực phẩm có thể gây ung thư cho con người.
Theo WHO, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có liên quan với nguy cơ ung thư đại trực tràng. Để đạt được những kết luận, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã xem xét hơn 800 nghiên cứu đánh giá tác động của các loại thịt đỏ và thịt chế biến tới các loại ung thư khác nhau.
Họ phát hiện tiêu thụ mỗi 50 gram thịt đỏ (chủ yếu bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò) hàng ngày có thể làm tăng 18% nguy cơ ung thư đại trực tràng. IARC cũng tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa việc ăn nhiều thịt đỏ với nguy cơ gia tăng của ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng chế biến các loại thịt đỏ ở nhiệt độ cao, ví dụ như chiên rán hoặc nướng có thể góp phần khiến nguy cơ ung thư tăng lên.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chế biến thịt đỏ ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến việc sản xuất của các amin dị vòng (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), đó là những hóa chất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư ở con người.
Suy thận
Suy thận là tình trạng mà cơ quan này không còn khả năng để lọc chất thải và nước từ máu. Đái tháo đường cùng với tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Tháng 7/2016, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Society of Nephrology cho thấy ăn thịt đỏ có thể là một yếu tố nguy cơ gây suy thận.
Ăn thịt đỏ có thể là một yếu tố nguy cơ gây suy thận
Bệnh tim
Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, bao gồm ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, thực phẩm chứa cholesterol là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim quá đỗi quen thuộc. Ăn thịt đỏ có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch bởi nó chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
Theo nghiên cứu năm 2014 với sự tham gia của hơn 37.000 người đến từ Thụy Điển, những nam giới tiêu thụ hơn 75 gram thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ cao gấp 1,28 lần bị suy tim so với những người tiêu thụ dưới 25 gram mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2013, chỉ ra mối liên hệ giữa ăn thịt đỏ và tăng nguy cơ bệnh tim, nhưng liên kết này không do các chất béo bão hòa và cholesterol cao trong thịt đỏ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia ở New York phát hiện vi khuẩn đường ruột tiêu hóa hợp chất L-carnitine trong thịt đỏ và biến nó thành hợp chất trimethylamine-N-oxide (TMAO).
Khi tìm hiểu trên chuột, họ thấy rằng hợp chất trimethylamine-N-oxide dẫn đến sự phát triển của xơ vữa động mạch - một tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ của các chất béo trong động mạch, có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu lại nhận thấy việc ăn thịt đỏ với một lượng nhất định không làm tăng nguy cơ tim mạch. Chẳng hạn, nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Purdue ở West Lafayette, Ấn Độ chỉ ra việc ăn 300 gram thịt đỏ 3 lần/tuần không làm gia tăng yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Viêm túi thừa
Túi thừa là những túi phồng nhỏ, hình thành ở bất cứ nơi nào của đường tiêu hóa. Viêm túi thừa là tình trạng viêm xảy ra ở một hay nhiều túi nằm xung quanh đường tiêu hóa. Viêm túi thừa có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sự xuất hiện của các ổ áp xe, thủng ruột và viêm phúc mạc (nhiễm trùng và sưng trong niêm mạc của bụng).
Trong khi nguyên nhân cụ thể của viêm túi thừa chưa được biết đến, có ý kiến cho rằng một chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. Đặc biệt, một nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp chí Gut cho rằng ăn một lượng lớn thịt đỏ có thể làm tăng khả năng phát triển viêm túi thừa.
So với những nam giới được báo cáo ăn với số lượng thấp nhất của thịt đỏ, những nam giới được báo cáo ăn với số lượng cao nhất thịt đỏ được tìm thấy có nguy cơ lớn hơn 58% phát triển viêm túi thừa.
Tóm lại, chúng ta nên ăn khoảng bao nhiêu thịt đỏ?
Mặc dù bằng chứng về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của việc ăn thịt đỏ chiếm phần lớn, điều quan trọng cần lưu ý là thịt đỏ có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ví dụ, mỗi 100 gram thịt bò xay thô chứa khoảng 25% nhu cầu vitamin B-3 và 32% nhu cầu kẽm cơ thể cần mỗi ngày.
Thịt đỏ chứa hàm lượng sắt cao, được hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật cùng nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Dựa trên các bằng chứng có được, các tổ chức y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế việc ăn thịt đỏ. Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo người dân không được phép ăn quá 5 kg thịt đỏ nấu chín mỗi tuần, trong khi các loại thịt chế biến sẵn hoàn toàn nên tránh.
Vì thịt đỏ có giá trị cao dinh dưỡng nên các tổ chức y tế vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm cân bằng rủi ro và lợi ích của việc ăn thịt đỏ để có thể đưa ra khuyến nghị ăn thịt đỏ với hàm lượng tốt nhất mà không gây hại tới sức khỏe.
Bình luận của bạn