Bệnh Celiac là bệnh tự miễn
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Người thuộc 1% dân số sau nên tránh xa 24 thành phần này
Cảnh giác với 7 hậu quả đáng sợ khi bị Celiac
Mắc bệnh Celiac làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, rung nhĩ
Bệnh Celiac là gì?
Bệnh Celiac là phản ứng của hệ miễn dịch đối với gluten – một protein thường được tìm thấy trong lúa mì, bánh mì... Vì hệ miễn dịch của bệnh nhân Celiac có thể phản ứng với bất cứ loại gluten nào trong ruột non, nên theo thời gian, những phản ứng này sẽ gây hư hỏng đường ruột.
Khi đường ruột bị tổn thương, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến hấp thụ kém, suy dinh dưỡng. Đôi khi, những người được chẩn đoán mắc bệnh Celiac có thể bị thiếu máu, thiếu hụt vitamin, mệt mỏi, giảm cân...
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm những nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh Celiac, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh. Theo đó, reovirus thường vô hại có thể “kích hoạt” phản ứng miễn dịch với gluten. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các bệnh nhân Celiac có lượng kháng thể reovirus cao hơn trong máu. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng những người có nguy cơ mắc bệnh Celiac có thể sử dụng một loại vaccine để ngăn chặn nó.
Chẩn đoán bệnh Celiac
Các triệu chứng của bệnh Celiac bao gồm đầy bụng, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, mệt mỏi và thiếu máu.
Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể dễ nhầm với hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc không dung nạp gluten đơn giản.
Để chẩn đoán bệnh Celiac, các bác sỹ sẽ phải xem xét bệnh sử gia đình, tiền sử bệnh lý của bạn. Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn mắc bệnh Celiac, bác sỹ có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kiếm những kháng thể nhất định. Cách xác định chính xác nhất là thông qua sinh thiết ruột. Thông qua sinh thiết, các bác sỹ có thể biết được liệu bạn có bất cứ tổn thương nào trên thành đường ruột hay không.
Thay đổi lối sống
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hoặc phương thuốc điều trị đặc biệt nào giúp đánh bại bệnh Celiac. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống.
Bạn phải tránh những tổn thương trong ruột non bằng cách tránh xa gluten vì sự tiếp xúc với gluten có thể gây ra phản ứng tự miễn dịch, làm tổn hại ruột non. Cần tìm hiểu xem loại thực phẩm nào chứa gluten và các thành phần ẩn trong những thực phẩm là gì. Nếu được người thân trong gia đình hoặc bạn bè nấu ăn cho, bạn nên dặn họ một cách cẩn thận, kỹ lưỡng về tình trạng của mình.
Bánh mì không chứa gluten tốt cho người bệnh Celiac
Hiện nay, nhiều công ty thực phẩm đã sản xuất ra những loại sản phẩm không chứa gluten có thể giúp bạn thưởng thức các phiên bản không chứa gluten của các món ăn ưa thích, chẳng hạn như mì ống và bánh mì...
Bình luận của bạn