Phụ nữ mang thai khi dưới 20 hoặc trên 40 tuổi dễ bị tăng huyết áp thai kỳ
Biện pháp tự nhiên chữa tăng huyết áp trong thai kỳ
Nguyên nhân và triệu chứng căn bệnh đe dọa tính mạng hàng triệu người
Tăng huyết áp có khiến bạn bị đau tức ngực không?
Tỏi có thể khắc phục tình trạng tăng huyết áp cho người bệnh tim?
Các biến chứng do tăng huyết áp thai kỳ
Đa số phụ nữ đều bị tăng huyết áp nhẹ trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bị tăng huyết áp nghiêm trọng, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc một số biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, hạn chế sự sinh trưởng của thai nhi, sinh non, bong nhau thai và thai chết lưu.
Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng tăng huyết áp thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ sinh mổ khi chuyển dạ.
Đa số phụ nữ mang thai đều bị tăng huyết áp nhẹ trong thai kỳ
Phát hiện và điều trị kịp thời tăng huyết áp thai kỳ sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Thông thường, các bác sỹ sẽ phải đo huyết áp nhiều lần để chắc chắn bạn bị tăng huyết áp thai kỳ chứ không phải huyết áp tăng cao đột ngột.
Ai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ?
Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra ở những người mới mang thai lần đầu, đặc biệt là phụ nữ dưới 20 hoặc trên 40 tuổi. Những người bị tăng huyết áp, bệnh thận từ trước khi mang thai cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ.
Các triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ
Một số triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ bao gồm huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ, buồn nôn, phù chân/tay. Nếu thấy tình trạng sưng, phù xuất hiện đột ngột tại mặt, bàn tay, bàn chân… rất có thể bạn đang mắc tăng huyết áp thai kỳ.
Đâu là các biện pháp khắc phục tăng huyết áp thai kỳ?
Nếu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ, các bác sỹ có thể khuyên bạn ăn ít muối, hạn chế vận động và sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát bệnh. Tăng huyết áp thai kỳ có thể làm giảm lượng máu truyền cho thai nhi qua nhau thai, chính vì vậy bạn sẽ phải siêu âm thường xuyên để kiểm tra nhịp tim, sức khỏe tổng thể của thai nhi.
Người mẹ chỉ có thể bắt đầu điều trị tăng huyết áp sau khi kết thúc thai kỳ. Chính vì vậy, sau tuần thứ 37, các bác sỹ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ để quyết định có nên kích thích chuyển dạ.
Sau khi sinh, huyết áp của người mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ để có biện pháp điều trị kịp thời. Có những trường hợp huyết áp sẽ tự trở lại bình thường trong vòng một vài tuần sau sinh.
Bình luận của bạn