Nguyên nhân và triệu chứng căn bệnh đe dọa tính mạng hàng triệu người

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp có khiến bạn bị đau tức ngực không?

Kali và calci có giúp giảm huyết áp?

Bị bệnh mạch vành có nên tập luyện thể thao không?

Gifographic: Cách đo huyết áp cho người mới bắt đầu

Nguyên nhân của tăng huyết áp

Thừa cân, béo phì: Thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp. Nếu người tăng huyết áp bị béo phì thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ cao hơn so với người bình thường.

Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng tăng huyết áp. Khi tuổi tăng lên, các mạch máu có xu hướng lão hóa, tính đàn hồi của các mạch máu sẽ giảm và gây ra tình trạng tăng huyết áp. Tăng huyết áp do tuổi tác thường khó nhận biết hơn tăng huyết áp do các nguyên nhân khác. 

Hút thuốc: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm cho các mạch máu bị thu hẹp lại và giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể. Điều này khiến tim phải bơm máu mạnh hơn và gây ra hiện tượng tăng huyết áp.

Hút thuốc lá khiến bạn bị tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, kết hợp với thói quen lười vận động có thể là tác nhân gây tăng huyết áp. Để ngăn ngừa và kiểm soát nguy cơ đó bạn nên thực hành chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế chất béo, đường và muối....

Thói quen ăn nhiều muối: Ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn bị tăng huyết áp. Vì muối làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri gây co mạch và dẫn đến tăng huyết áp. 

Những người ăn mặn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao

Triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp

Đau đầu: Đau đầu là một hiện tượng tường thấy khi tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau đầu 

Tim đập nhanh: Khi huyết áp tăng cao, tim của bạn sẽ phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản trong lòng mạch. Tình trạng này tái diễn lâu ngày sẽ khiến cơ tim phát triển dày lên và làm thay đổi cấu trúc tim. Điều này dẫn tới hàng loạt các rối loạn liên quan đến hệ thống dẫn truyền điện trong tim, gây rối loạn nhịp tim nhanh, trong đó thường gặp nhất là rung nhĩ.

Người bệnh tăng huyết áp thường bị hồi hộp, tim đập nhanh

Chóng mặt, buồn nôn: Chóng mặt, buồn nôn là những là triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp. Tuy vậy, triệu chứng này còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Do đó bạn nên kiểm chứng cùng một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như nhìn mờ, khó thở.

Tầm nhìn đôi: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt khiến người bệnh bị nhìn mờ, nhìn đôi. Bác sỹ nhãn khoa có thể phát hiện các tổn thương thần kinh thị giác do biến chứng của tăng huyết áp.

Tăng huyết áp khiến áp lực lên thành mạch máu tăng cao, do đó có thể gây tổn thương và khiến cholesterol máu tích tụ, hình thành mảng xơ vữa gây nên bệnh mạch vành. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sỹ, bạn có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm có chứa chiết xuất thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm giúp làm giảm huyết áp, ổn định huyết áp, hạ cholesterol máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa trong bệnh động mạch vành, giúp làm giảm nguy cơ biến chứng lên tim mạch

Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch 

Tăng huyết áp có khiến bạn bị đau tức ngực không? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch