Viêm túi thừa đại tràng dễ gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Bệnh túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?
Phụ nữ đã cắt ruột thừa, amidan dễ thụ thai hơn?
Trẻ đau bụng dữ dội: Cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa
Người bị hội chứng ruột kích thích có nên bổ sung probiotic?
Viêm túi thừa đại tràng hay viêm túi thừa thường gặp ở người cao tuổi. Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái, cũng có thể gặp ở toàn bộ đại tràng. Khi các túi thừa này bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý viêm túi thừa.
Triệu chứng của bệnh không rõ ràng, đa số bệnh nhân có túi thừa đại tràng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Số còn lại, triệu chứng hay gặp là: Đau bụng, thường ở vùng bụng dưới bên trái, kèm theo cảm giác trướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện, thường là táo bón, đôi khi đi phân lỏng hoặc phân có máu, có khi triệu chứng rất khó phân biệt với hội chứng ruột kích thích.
Viêm túi thừa đại tràng có thể phòng ngừa được bằng thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ
Trong trường hợp túi thừa bị nhiễm khuẩn (viêm túi thừa), ngoài đau bụng bệnh nhân có thể nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt, thậm chí sốt cao rét run. Túi thừa cũng có thể áp xe hóa, rò, thậm chí thủng gây chảy máu, nhiễm khuẩn ổ bụng rất nguy hiểm. Việc chẩn đoán túi thừa dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân cùng với việc thăm khám hậu môn trực tràng kết hợp chụp Xquang đại tràng có bơm thuốc cản quang và nội soi đại tràng ống mềm.
Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm túi thừa hiệu quả, bạn có thể tiêu thụ các chất hoặc thực phẩm chức năng chứa các chất sau:
Chất xơ: Để giảm nguy cơ phát triển viêm túi thừa, bạn hãy ăn ít nhất 20 - 30gr chất xơ mỗi ngày. Những thực phẩm giàu chất xơ như hạt lanh, yến mạch cám, rau chân vịt, dưa chuột hay thực phẩm chức năng cũng có thể hỗ trợ rất tốt.
Probiotics: Nên ăn thực phẩm giàu probiotics như kim chi, dưa chua, natto, sữa chua, kefir... Ngoài ra, nên chọn mua những loại sản phẩm có bổ sung những vi khuẩn probiotics như: Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus… Nên chọn loại cung cấp nồng độ lợi khuẩn cao, tốt nhất là đạt mức 108CFU/gr sản phẩm (tương đương với 100 triệu vi khuẩn/gr).
Cây du trơn (Slippery Elm): Đây là cây thảo mộc, trồng và sử dụng bởi người dân Bắc Mỹ. Vỏ cây du trơn có nhiều chất nhầy tác dụng trong việc làm mềm và bảo vệ màng trong của màng tế bào trên cơ thể từ đó rất cần thiết trong điều trị các triệu chứng viêm túi thừa.
Nước ép nha đam (lô hội): Nước ép nha đam trợ giúp tiêu hóa, cân bằng nồng độ pH, khuyến khích các lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Có thể uống 12 - 16 ounces (354 - 73ml) nước ép lô hội.
Cam thảo: Cam thảo giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, làm giảm chứng ợ nóng và hoạt động như một thuốc nhuận tràng nhẹ, có thể giúp bạn loại bỏ chất thải, làm giảm co thắt và viêm đường tiêu hóa.
Bình luận của bạn