Trẻ đau bụng dữ dội: Cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất,

Vụ chết người "viêm ruột thừa, mổ tá tràng": Bác sỹ quên... giải thích

Không bỏ rơi ngư dân đau ruột thừa trên biển

Đau ruột thừa, bị cắt... 2 buồng trứng

Cứu ngư dân đau ruột thừa trên biển

Theo BS Trương Anh Mậu -  Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 2, thì: Viêm ruột thừa ở trẻ em là 1 bệnh lý khá phổ biến. Trong đó, có những trường hợp viêm ruột thừa chưa có biến chứng, mổ xong trẻ hồi phục rất nhanh; Nhưng cũng có những trường hợp viêm ruột thừa khi nhập viện đã có biến chứng như thủng ruột thừa, nhiễm trùng huyết, tắc ruột. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3 – 4 tuổi. Những trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa có khả năng diễn đạt rõ ràng tình trạng đau của mình và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. 

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng vùng dưới bên phải (còn gọi là hố chậu phải). Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Cơn đau bụng thường kéo dài 1 - 12h ở xung quanh rốn vùng thượng vị các cơn đau lúc này vẫn vừa phải (rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau bụng thông thường khác), tiếp theo cơn đau sẽ chuyển sang vùng bụng dưới bên hố chậu phải các cơn đau bụng lúc này vẫn âm ỉ thỉnh thoảng có lúc trở nên dữ dội. 

Ngoài ra, trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô, lưỡi bẩn biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn. Phần lớn trẻ có sốt nhẹ, dao động từ 38 – 38,5 độ C, nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt. Ngoài ra, trẻ sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn. Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện tổn thương viêm ruột thừa. Do vậy, chẩn đoán viêm ruột thừa phải dựa vào các triệu chứng của bệnh do người nhà phát hiện và kết quả nhiều lần thăm khám bệnh của bác sỹ.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng trên thì bạn cần đưa con đi khám để được theo dõi tại bệnh viện. Ngoài ra, bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân, vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sỹ. 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ