Hầu hết các bệnh tim mạch nếu không được quản lý tốt có thể dẫn đến suy tim
Suy tim: Các dấu hiệu cảnh báo
Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim
Suy tim do bệnh cơ tim giãn
Bị suy tim nên tập thể dục thế nào?
Suy tim thường gây ra các triệu chứng điển hình như khó thở và ho, lúc đầu là khi gắng sức, sau đó tăng dần và xảy ra cả khi nghỉ ngơi, thậm chí vào ban đêm. Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đáng kể.
Ngày càng có nhiều tiến bộ y khoa được áp dụng trong điều trị suy tim, nếu điều trị tích cực, bệnh nhân có thể giảm được cả triệu chứng cũng như nguy cơ tử vong sớm.
Tuy nhiên, điều trị suy tim có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc chẩn đoán chính loại bệnh cũng như mức độ bệnh. Người bệnh cũng cần hiểu rõ về bệnh của mình để có những điều chỉnh về lối sống và chế độ ăn phù hợp.
Có 3 loại suy tim chính, đó là: Bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và rối loạn chức năng tâm trương.
Bệnh cơ tim giãn
Bệnh cơ tim giãn là dạng suy tim phổ biến nhất, gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng phần lớn tập trung ở độ tuổi từ 20 – 50.
Bệnh xảy ra khi tâm thất (khoang bơm máu lớn của tim) trở nên suy yếu, từ đó giảm chức năng co bóp của tim. Khi đó, lượng máu được bơm qua mỗi nhát bóp của tim bị giảm, các cơ quan không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Thêm vào đó, áp lực trong tim bị tăng lên khiến dịch bị tích tụ trong phổi, cản trở hoạt động của phổi và gây ra suy tim sung huyết.
Bệnh cơ tim giãn nở thường là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch, đặc biệt là sự góp mặt của bệnh động vành, bệnh van tim và loạn nhịp nhanh.
Phát hiện sớm và kịp thời bệnh cơ tim giãn sẽ tăng cơ hội để người bệnh trở về với cuộc sống bình thường. Bởi hiện tại có nhiều phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn đã được chứng minh là có thể giúp giảm triệu chứng và kéo dài sự sống.
Mỗi loại bệnh suy tim có cách điều trị khác nhau
Bệnh cơ tim phì đại
Cơ tim phì đại là sự dày lên bất thường của cơ tim khiến tâm thất bị cứng và phì đại. Đây là bệnh do di truyền và có tính chất gia đình. Cơ tim bị dày bất thường khiến trái tim bị suy yếu và có thể dẫn đến cơn khó thở nghiêm trọng, đặc biệt là khi gắng sức. Cơ tim phì đại cũng có thể gây tắc nghẽn tâm thất trái và hẹp động mạch chủ.
Trên thực tế, bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi và vận động viên thể thao và có thể gây đột tử.
Điều trị cơ tim phì đại chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng bằng cách uống thuốc và thay đổi lối sống. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt lọc cơ tim hoặc đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất.
Rối loạn chức năng tâm trương (suy tim tâm trương)
Rối loạn chức năng tâm trương có điểm tương tự cơ tim phì đại là được gây ra bởi sự cứng cơ tim dẫn đến suy tim. Tuy nhiên, suy tim tâm trương không kèm theo sự dày lên của cơ tim và không phải là bệnh di truyền.
Suy tim tâm trương thường gặp ở người lớn tuổi, nữ nhiều hơn nam và những người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng khó thở nặng do tắc nghẽn phổi.
Kim Chi H+ (Theo Heart)
Bình luận của bạn