- Chuyên đề:
- Viêm họng
Thực phẩm chức năng cốm BigBB Plus giúp phòng viêm họng tái phát
7 bệnh dễ "tấn công" trẻ mùa lạnh
Ăn mứt vỏ chanh không lo Tết bị ho
Xoa bóp chữa bệnh viêm họng mạn tính
Trẻ đang sốt cao, viêm họng có nên đi tiêm vaccine?
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bé liên tục bị viêm họng tái phát:
Hệ miễn dịch mỏng manh
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, từ lúc chào đời tới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất và hoàn chỉnh nhất, bởi lẽ thành phần chất dinh dưỡng trong sữa mẹ vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và nhất là các chất kháng khuẩn, globulin huyết thanh giúp tăng cường miễn dịch. Các chất này có tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu do đó đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ để phát triển một cách bình thường.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Nhưng khi phải rời bầu sữa mẹ, lượng kháng thể giảm đi rõ rệt, cũng là lúc trẻ phải tự mình xây dựng hệ miễn dịch và đối mặt với nhiều nguy cơ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh hô hấp, tiêu hóa, suy giảm miễn dịch… Đặc biệt là các bệnh liên quan tới hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn… ở trẻ học mẫu giáo, tiểu học.
Trẻ dù ở nhà hay đi học mẫu giáo đều cùng ăn, cùng chơi, cùng ngủ, cùng hít thở chung bầu không khí và cũng cùng “chia sẻ” với những người xung quanh mầm bệnh đường hô hấp… Chính vì vậy khả năng tái phát bệnh do lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, anh chị, bạn bè là điều khó có thể tránh khỏi.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Theo thống kê tại khoa Hô hấp, khoa Nhi của nhiều bệnh viện, 80% trường hợp viêm họng là do virus gây ra, thường là: Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, virus cúm A/B, viruts Adenov, virus Epstein-Barr (EBV), Herpes simplex (HPV)... Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: Không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa...
Viêm họng cũng có thể do các loại vi khuẩn khác như vi khuẩn tụ cầu và liên cầu...
Đặc biệt, vào mùa Đông Xuân với không khí ẩm và lạnh hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ, bé dễ bị nhiễm lạnh rồi phát sinh bệnh viêm họng. Ngay cả thời tiết oi nóng và sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách cũng có thể khiến bé dễ dàng bị bệnh lý hô hấp này.
Như vậy, chỉ 20% bé có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến thuốc kháng sinh. Đại đa số các bé còn lại mắc ho là do virus, viêm họng mạn tính hoặc các nguyên nhân khác thì không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, các mẹ cho bé dùng kháng sinh ngay sau khi phát hiện bé bị viêm họng là một quyết định vội vàng và mạo hiểm.
Tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng do virus có thể làm bệnh nặng hơn, diễn tiến thành những biến chứng vô cùng nghiêm trọng: Viêm phổi, viêm amidan, viêm VA...
Người lớn dễ gặp những tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra, trẻ em cũng không loại trừ. Phản ứng phụ thường gặp là: Tiêu chảy và dị ứng (ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, thậm chí còn có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong). Vì vậy, trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới các chống chỉ định của thuốc, ghi lại những tác dụng phụ không mong muốn (nếu có), thông báo với bác sỹ.
Quá nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng
Như đã nói, nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virus. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng có khoảng 200 chủng virus khác nhau gây bệnh viêm mũi họng, chính vì thế mà trẻ có thể vừa mắc loại virus này lại nhiễm tiếp loại virus khác trong lúc cơ thể đang suy giảm miễn dịch sau đợt nhiễm bệnh trước. Đặc biệt là Adeno - loại virus phổ biến nhất gây ra viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa Thu Đông. Thông thường, Adeno có thể gây ra cảm lạnh nhưng cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Trẻ dễ dàng bị viêm mũi họng vì bị vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu
Không giống như các bệnh lý viêm họng thông thường do virus, viêm họng liên cầu là do tác nhân vi khuẩn (Strep) - đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus nhóm A, gây ra. Chúng là nguyên nhân gây ra 20 - 30% các chứng viêm họng ở trẻ (trẻ từ 2 tuổi trở lên) và 5 - 15% ở người lớn. So với viêm họng do virus, triệu chứng do Streptococcus thường nặng hơn.
Điều trị bệnh chưa hết liệu trình
Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay tái phát đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng của viêm mũi họng như: Viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản... Chính vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sỹ ngay khi có các triệu chứng viêm mũi họng, thực hiện đúng liệu trình điều trị bệnh và sử dụng đúng các loại thuốc do bác kê đơn. Nếu hết liệu trình mà trẻ vẫn chưa đỡ bệnh, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời.
Ngoài những lý do chính đã nêu trên, bé bị tái phát viêm mũi họng còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như: Ăn không đủ chất; Vệ sinh thân thể còn kém; Môi trường sinh hoạt và học tập chưa sạch sẽ, không thoáng khí; Khói thuốc lá…
Chính vì vậy, việc phòng tránh viêm mũi họng tái phát ở trẻ không phải việc cha mẹ có thể thực hiện chỉ ngày một ngày hai mà cần sự kiên trì và kết hợp nhiều yếu tố. Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không bao giờ thừa, tránh được việc phải sử dụng thuốc bằng chế độ chăm sóc trẻ cẩn thận, thực phẩm dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm chức năng là việc mà mỗi bậc cha mẹ nên làm.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn