- Chuyên đề:
- Chăm sóc da
Sau một cơn stress nặng, người bệnh có thể mắc bệnh vảy phấn trắng
Vảy cá: Cần điều trị ngay
Stress nặng vì vảy nến
Dùng thuốc tăng huyết áp lâu: Tăng nguy cơ vảy nến
Vảy phấn trắng (Pityriasis Alba) có tổn thương là những đám da hình tròn, bầu dục hoặc hình bất kỳ giới hạn không rõ ràng, giảm sắc tố, trên bề mặt xuất hiện vảy nhỏ (vảy cám) dính, khó tróc, kích thước thường từ 0,5 - 2cm. Những tổn thương này tồn tại khá lâu, khi khởi phát là những mảng màu hồng, hơi ngứa, sau nhạt màu dần.
Theo TS.BS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Viện Da liễu Trung ương: "Hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh viêm mạn tính và người bệnh phải “sống chung” với bệnh".
Vị trí thương tổn thường ở mặt, thân người, chi; Trẻ em thường gặp ở vùng mặt, nhất là hai má. Bệnh vảy phấn trắng hay gặp ở người có tiền sử gia đình, bản thân bị suyễn, dị ứng, chàm thể tạng. Ngoài ra, nhiễm vi trùng, virus có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Bệnh khởi phát chỉ với một nốt đỏ trên da ban đầu, sau đó lan rộng ra các vùng khác
Một số yếu tố môi trường như khí hậu nóng ẩm, sử dụng xà phòng, chất tẩy có kiềm, mặc quần áo quá dày gây cọ xát, trầy xước da, khói bụi, stress… có thể làm khởi phát bệnh.
TS Doanh cho biết: "Một số bệnh nhân sau nhiễm trùng hoặc qua một cơn stress về tâm lý thì tự nhiên bệnh tự xuất hiện. Ngoài ra, có một số loại thuốc cũng làm tình trạng bệnh xấu hơn, bao gồm lithium, vài loại thuốc hạ áp (như ức chế beta, ức chế men chuyển), vài loại kháng viêm non-steroid (như ibuprofen)…
Cũng theo bác sỹ Doanh, có khá nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này. Đó là: Dùng thuốc bôi ngoài da giúp cho các trường hợp nhẹ; Dùng ánh sáng, các tia cực tím cho các trường hợp nặng và vừa; Dùng thuốc uống trong các trường hợp nặng hơn. Các loại thuốc sinh học hiện nay giúp điều trị đúng nguyên nhân, khởi phát, nặng lên của bệnh. Tuy nhiên, thuốc sinh học thường sẽ đắt tiền hơn nhưng hiệu quả rất tốt… Đặc biệt trong điều trị bệnh đó là điều trị về tâm lý - điều tối cần thiết trong phối hợp điều trị.
Các phương pháp điều trị bệnh nhằm: Kiểm soát triệu chứng ngứa, đóng vảy và đau khớp; Giảm diện tích da bị tổn thương; Làm sạch vùng da có mảng vảy, đẩy lui bệnh; Phòng ngừa các biến chứng như vảy nến toàn thân, ban đỏ da, biến dạng khớp; Giảm thiểu hoặc loại trừ những tác động tâm lý bất lợi do bệnh gây ra; Ngăn ngừa tái phát…
Trong Đông y vẫn có một số loại thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm nhiễm, giảm các tổn thương trên da như ngứa đỏ, bong vẩy da… Việc sử dụng các sản phẩm TPCN có chứa những hoạt chất từ các loại thảo tốt cho da này sẽ giúp người bệnh vẩy nến giảm nguy cơ biến chứng, hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm.
1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
3. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
4. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
5. Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
6. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
7. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.
Bình luận của bạn