Vì sao mí mắt bị sưng?
Soi các nguyên nhân gây đau mắt bất thường
Sưng mắt cá chân: Nguyên nhân vì đâu?
Mắt sưng sau 24h không khỏi là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Bảo vệ con ngươi khỏi đau mắt đỏ
Hầu hết nguyên nhân gây sưng mí mắt đều vô hại. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy mí mắt sưng quá lâu, bạn nên đi khám bác sỹ nhãn khoa ngay.
Dưới đây là 12 nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng:
1. Lẹo mắt (stye, hordeolum)
Đây là tình trạng nhiễm trùng một tuyến nhờn trong mí mắt. Nguyên nhân của lẹo thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Nó tạo ra một vùng lồi, đỏ, ngứa, khá đau, có chảy dịch ở vùng rìa của mi mắt. Trong một vài giờ hoặc một vài ngày, chúng bắt đầu giống như một mụn trứng cá, một số có đầu trắng.
Trong hầu hết các trường hợp, lẹo mắt có thể tự khỏi. Bạn chỉ cần chườm nóng lên mắt là có thể làm giảm đau, xẹp mụn.
Nên tránh trang điểm mắt khi bị lẹo
Bạn cũng không nên bóp hay chọc vỡ mụn lọe vì điều này có thể lây lan nhiễm trùng và gây hại cho mắt.
Nên dùng thuốc kháng sinh và đi khám bác sỹ trong trường hợp: Nhiều lẹo xuất hiện cùng một lúc, các lẹo gây đau không chịu nổi, sốt, thị lực kém…
2. Chắp mắt (Chalazion)
Có triệu chứng giống như lẹo mắt, nhưng chắp mắt là do tuyến nhờn bị tắc chứ không phải do nhiễm trùng. Chắp có kích thước lớn nhưng ít đau hơn lẹo và có thể tự khỏi sau vài ngày.
Chắp có nhiều dạng: Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt; Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
3. Dị ứng
Nếu sưng mí mắt đi kèm với triệu chứng ngứa, đỏ, chảy nước mắt thì nguyên nhân có thể là do dị ứng. Bụi, phấn hoa và các chất gây dị ứng thông thường khác có thể gây kích ứng mắt, gây ra phản ứng dị ứng.
Dị ứng ở mắt hiếm khi nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây phiền toái. Tốt nhất, bạn nên tránh các chất gây dị ứng và có thể dùng thuốc kháng histamine, thuốc nhỏ mắt.
4. Viêm tế bào ổ mắt (orbital cellulitis)
Đây là một dạng nhiễm trùng sâu trong các mô của mí mắt. Nó có thể lan nhanh và thường gây đau đớn. Viêm tế bào ổ mắt đòi hỏi phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch (IV).
5. Bệnh Graves
Bệnh Graves (còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực. Tuyến giáp lúc này dễ hiểu lầm các tế bào trong mắt là nhiễm trùng, vì thế phát tán các kháng thể có thể gây sưng và viêm trong mắt.
Một loạt các phương pháp điều trị có sẵn cho bệnh của Graves, bao gồm phẫu thuật tuyến giáp và các loại thuốc khác nhau.
6. Herpes mắt
Thường gặp ở trẻ em, do virus herpes có tên khoa học là herpes simplex virus (HSV) thuộc họ herpes viridae gây ra.
7. Viêm bờ mi (Blepharitis)
Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mí mắt gây ra tình trạng viêm nhiễm gọi là viêm bờ mi. Một số triệu chứng có thể kể tới như là mí mắt bị đỏ và sưng, cảm giác có sạn trong khi chớp mắt, chảy nước mắt nhiều, mắt nóng rát, mí mắt đóng rỉ khô gây dính khi nhắm mắt...
Viêm bờ mi là một tình trạng mạn tính không chữa được. Nó có thể gây ra các biến chứng như lẹo hay chắp, thậm chí là nhiềm trùng nặng nề.
Khi bị viêm bờ mi, hãy chườm nóng lên mắt, không trang điểm mắt và có thể sử dụng thuốc kháng sinh.
8. Tắc ống lệ (Blocked tear duct)
Tắc ống lệ khiến nước mắt bị giữ lại, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tắc ống lệ. Các triệu chứng thường được cải thiện khi trẻ hơn 1 tuổi.
Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống lệ không gây hại. Chườm nóng, massage có thể làm giảm sưng và giúp ống lệ thông suốt.
Nếu mí mắt bị đau, kèm theo sốt thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay.
9. Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ
Đây là viêm màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, những phản ứng độc hại bỏng hóa chất ở mắt, ký sinh trùng, nấm… Lúc này, mắt người bệnh thường đỏ, đau, ngứa và sưng mắt.
Ngoài ra, các tình trạng như kiệt sức, khóc nhiều, trang điểm mắt quá nhiều, vệ sinh mắt kém, dị ứng các sản phẩm chăm sóc da… cũng có thể gây nên tình trạng sưng mí mắt.
Bình luận của bạn