WHO công bố các loại vi khuẩn
"Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa"
Có thể tử vong chỉ vì một vết cắt do kháng thuốc kháng sinh
MRSA - siêu vi khuẩn đáng sợ hơn HIV
Phát hiện ca lao siêu kháng thuốc ở Đồng Nai
Được đặt tên là danh sách “ưu tiên” (developed the “priority pathogen list”) , các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe nhân loại.
12 siêu vi khuẩn trong danh sách của WHO được liệt kê theo 3 nhóm, dựa trên mức độ cấp bách mà con người cần tới loại thuốc mới để điều trị chúng. Đặc biệt, 3 trong số các siêu vi khuẩn đã được đặt vào mức “ưu tiên hàng đầu” (critical priority) nghĩa là gần như không còn loại thuốc nào để điều trị.
TS. Carmem Pessoa da Silva, điều phối viên chương trình kháng kháng sinh tại WHO cho biết, các siêu vi khuẩn là một mối đe dọa cực lớn. Bởi nguy cơ tử vong từ một mầm bệnh kháng kháng sinh là cao gấp đôi, gấp 3 lần bình thường. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của WHO, có tới 700.000 người chết mỗi năm vì kháng sinh. Nếu loài người không có động thái đối phó, con số người chết vì kháng kháng sinh có thể tăng tới 10 triệu vào năm 2050.
WHO kêu gọi chính phủ mọi quốc gia và các công ty dược phẩm trên toàn cầu phải có chính sách, kế hoạch phát triển các loại thuốc mới để chống lại nhóm siêu vi khuẩn này. Nói cách khác, danh sách này không nhằm mục đích khiến cộng đồng sợ hãi mà là một tín hiệu cảnh báo đối với các nhà khoa học và ngành công nghiệp dược phẩm rằng họ nên chú trọng vào những lĩnh vực nào.
Tại sao vi khuẩn lại kháng được kháng sinh?
Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gene. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gene kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gene kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh.
Việc có được gene kháng thuốc là do một trong nhiều cách thức sau đây:
Đột biến: Chính thuốc kháng sinh đã làm đột biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi. Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn bị biến đổi. Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh và gene bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc.
Do sự lai tạo của dòng vi khuẩn động vật với vi khuẩn trên người: Tức là vi khuẩn gây bệnh trên người có được gene kháng thuốc là do tiếp nhận được những gene kháng thuốc từ hệ vi khuẩn trên động vật. Quá trình này diễn ra như sau: Ban đầu, vi khuẩn trên động vật kháng thuốc, vì một lý do nào đó, những vi khuẩn này thâm nhập được vào cơ thể người. Chúng sẽ truyền tải gene kháng thuốc theo cơ chế chuyển gene cho vi khuẩn trên người. Vật mang gene kháng thuốc từ vi khuẩn động vật sang vi khuẩn người là một plasmid. Kết quả là vi khuẩn trên người có khả năng kháng thuốc.
Do sự chuyển đổi gene kháng thuốc: Đó là sự chuyển đổi gene kháng thuốc giữa những vi khuẩn trên lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác thông qua những chủ thể người đi du lịch: Ban đầu, những người đi du lịch có những vi khuẩn kháng thuốc. Họ đi sang một quốc gia khác, mang theo luôn cả loại vi khuẩn này. Những vi khuẩn này sẽ truyền gene kháng thuốc cho những vi khuẩn lành ở quốc gia bị tạp nhiễm. Kết quả cuối cùng là tạo ra một dòng vi khuẩn kháng thuốc ở chính quốc gia thứ hai này và từ đó có thể làm nạn kháng thuốc lan ra toàn cầu.
Thế giới đang tiến gần thời kỳ được gọi là “kỷ nguyên hậu kháng sinh”, nếu không hành động khẩn cấp, đến khi đó, các bệnh dịch thông thường, những vết thương nhỏ có thể cướp đi mạng sống của con người. |
Danh sách này được một nhóm các chuyên gia quốc tế dẫn đầu là WHO và Đại học Tübingen (Đức) thống kê và xếp loại dựa trên dựa trên các tiêu chí: Mức kháng kháng sinh được ghi nhận hiện tại, tỷ lệ gây tử vong, sự có mặt của chúng trong cộng đồng và gánh nặng mà các siêu vi khuẩn đặt lên hệ thống y tế.
Danh sách 12 vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm hàng đầu thế giới:
3 vi khuẩn được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt nguy hiểm
Pseudomonas aeruginosa (kháng Carbapenem)
Enterobacteriaceae (kháng Carbapenem, tạo ESBL)
Acinetobacter baumannii (kháng Carbapenem)
6 vi khuẩn được ưu tiên cao
Enterococcus faecium (kháng Vancomycin)
Staphylococcus aureus (kháng Methicillin, kháng và có độ nhạy trung gian với Vancomycin)
Helicobacter pylori (kháng Clarithromycin)
Một số loài Campylobacter (kháng Fluoroquinolone)
Salmonellae (kháng fluoroquinolone)
Neisseria gonorrhoeae (kháng Cephalosporin và Fluoroquinolone)
3 vi khuẩn được ưu tiên trung bình
Streptococcus pneumoniae (không nhạy cảm với Penicillin)
Haemophilus influenzae (kháng Ampicillin)
Một số loài Shigella (kháng Fluoroquinolone)
Bình luận của bạn