5 sai lầm thường gặp khiến bệnh cúm lâu khỏi

Những sai lầm thường gặp có thể khiến bệnh cảm cúm tưởng chừng dễ điều trị lại lâu khỏi hơn.

Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Đối tượng dễ gặp biến chứng nặng khi mắc bệnh cúm?

Infographic: Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị cúm

Lưu ý giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa cúm

Cảm cúm là căn bệnh đường hô hấp dễ lây lan với nhiều triệu chứng khó chịu đặc trưng như sốt cao, đau nhức cơ thể, mệt mỏi tột độ và ho trong nhiều ngày.

Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ phơi nhiễm virus cúm trong mùa dịch, mỗi người vẫn có thể giảm đáng kể khả năng mắc bệnh và hạn chế biến chứng nếu tránh được 5 sai lầm phổ biến sau.

Không tiêm phòng cúm

Tiêm vaccine phòng cúm là một biện pháp phòng ngừa cúm được cho là hiệu quả nhất hiện nay. Tiêm vaccine giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không tiêm phòng khiến nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao như người già, trẻ em và người mắc bệnh mạn tính tăng lên. 

Tiêm vaccine cúm hàng năm, tốt nhất là vào mùa thu trước khi mùa cúm bắt đầu, được khuyến cáo là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi cúm.

Uống sai thuốc

Theo Health Grades, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho bệnh cúm. Bệnh cúm do virus gây ra và thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn chứ không phải virus. Thậm chí, thuốc kháng sinh còn có thể làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ như tiêu chảy và phản ứng dị ứng.

Nó cũng góp phần gây ra vấn đề sức khỏe toàn cầu lớn: kháng thuốc kháng sinh. Đó là khi vi khuẩn quen với thuốc, vì vậy thuốc không còn tác dụng khi cần.

Không uống đủ nước

Đây là sai lầm không chỉ người khỏe mạnh mà cả người bị cảm cúm cũng thường hay mắc. Mất nước làm người bệnh dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Uống nước không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà nó còn làm cho chất nhầy ở xoang, mũi lỏng ra, đi xuống, và không lưu lại ở xoang hay phổi khiến bệnh lâu khỏi.

Uống nhiều nước cũng có thể chống lại chứng đau đầu. Để giảm đau thêm, hãy nhấp một ngụm đồ uống ấm như trà thảo mộc hay mật ong. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm cúm như mệt mỏi hoặc đau họng.

Hút thuốc lá

Theo Best Life, nếu là người hút thuốc thường xuyên và bị cúm, bạn nên bỏ thuốc. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Yale (Mỹ) phát hiện cơ thể của những người hút thuốc lá nhiều không thể chống lại viêm và các tổn thương lâu dài của cúm. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thorax cho thấy hơi từ thuốc lá điện tử làm tăng sản xuất các hóa chất gây viêm và cho phép các hạt có hại như vi khuẩn xâm nhập vào phổi.

Nghỉ ngơi không đầy đủ và chế độ ăn uống không hợp lý

Cuối cùng, nghỉ ngơi đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng khi bị cúm. Cơ thể cần được nghỉ ngơi để phục hồi và cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu dinh dưỡng và nghỉ ngơi không đủ giấc có thể khiến bệnh kéo dài, dễ dẫn đến biến chứng. Khi bị cúm, hãy nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và bổ sung vitamin để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Healthgrades/Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp