- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng túi mật nghiêm trọng
Sỏi bùn túi mật 18 mm nên điều trị thế nào?
Ăn nhiều món giàu chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật
4 yếu tố nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Sỏi túi mật có phải mổ không? Mổ sỏi túi mật có nguy hiểm không?
Túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ, nằm ở vùng bụng trên, bên phải của dạ dày. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Mọi người thường không mấy chú ý tới túi mật, cho tới khi chúng gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Sỏi mật
Sỏi mật lọt vào ống mật có thể gây nhiễm trùng, viêm túi mật
Sỏi túi mật là những viên đá nhỏ hình thành trong túi mật, thông thường là tinh thể cholesterol và sắc tố mật bilirubin lắng đọng trong túi mật. Bệnh sỏi mật là một căn bệnh phổ biến, trung bình cứ khoảng 10 người lớn lại có 1 người mắc bệnh.
Thông thường, sỏi mật hình thành trong túi mật và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, sỏi mật có thể theo dịch mật lọt vào các ống mật, gây tắc nghẽn, viêm nhiễm, nhiễm trùng và gây đau quặn bụng.
Viêm túi mật
Viêm túi mật cấp tính thường xảy ra khi viên sỏi mật lọt vào ống mật, cản trở dòng dịch mật và gây viêm, nhiễm trùng.
Các triệu chứng cảnh báo viêm túi mật bao gồm:
- Đột ngột đau quặn bụng ở vùng bụng trên, bên phải dạ dày. Cơn đau có thể kéo dài trong vòng vài giờ, thậm chí lan đến vai phải. Hít sâu có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là triệu chứng chính cảnh báo viêm túi mật.
- Các triệu chứng viêm túi mật khác bao gồm: Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, ăn không ngon, vàng da, bụng phình ra…
Điều trị viêm túi mật như thế nào?
Nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu viêm túi mật cấp, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức. Người bệnh có thể cần được truyền nước ngay để giảm cơn đau túi mật.
Các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh trong các trường hợp viêm túi mật nhẹ. Về lâu dài, người bệnh sẽ cần phải loại bỏ sỏi mật bằng các phẫu thuật, thậm chí cắt bỏ sỏi mật nếu nhiễm trùng quá nghiêm trọng.
Với những trường hợp viêm túi mật mạn tính hoặc đang bị sỏi mật, người bệnh nên tận dụng lợi thế của các loại thảo dược. Ví dụ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên của Sài hồ, Hoàng bá, Uất kim; Kết hợp tăng vận động đường mật, tăng cường chức năng gan và giảm đầy trướng, chậm tiêu từ những thảo dược Chi tử, Kim tiền thảo, Nhân trần, Chỉ xác, Diệp hạ châu. Sự kết hợp của 8 vị thảo dược này sẽ tạo nên tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, từ đó bài sỏi và ngăn ngừa các triệu chứng và biến chứng do sỏi mật gây ra.
Vi Bùi H+ (Theo Thesun)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, giúp làm mềm sỏi và bài sỏi mật, phòng ngừa viêm túi mật, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.
Bình luận của bạn