Vitamin nào giúp phổi luôn khỏe mạnh trong mùa Đông giá lạnh?

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi

Ăn trái cây và rau xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi?

6 lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

"Thủ phạm" gây ra bệnh phổi ở người hút thuốc lá điện tử

8 điều nên thực hiện để giúp người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhiệt độ giảm thường được đánh dấu bằng sự gia tăng mức độ ô nhiễm không khí. Các hạt bụi nhỏ và hạt phấn hoa xâm nhập vào hệ thống hô hấp dẫn đến kích ứng và một số vấn đề liên quan đến phổi khác. Nhưng may mắn là một số loại vitamin có thể tăng cường sức khỏe phổi. Tích cực bổ sung các loại vitamin này vào mùa Đông có thể ngăn ngừa các vấn đề như khó thở và kích ứng.

Dưới đây là 3 loại vitamin cần thiết cho phổi:

Vitamin A

Bạn cần bao nhiêu vitamin A mỗi ngày để giúp phổi khỏe mạnh?

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu tan trong dầu, đóng vai trò quan trọng cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả phổi. Chất dinh dưỡng này cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch và giúp tái tạo các tế bào. Vì vậy, bằng cách tăng lượng vitamin A, bạn có thể bắt đầu quá trình “sửa chữa” tự nhiên cho mô phổi.

Ngoài ra, loại vitamin này rất cần thiết cho sức khỏe của nhau thai, sự phát triển và duy trì mô của thai nhi, cũng như sự phát triển của thai nhi.

Có 2 nguồn chính cung cấp vitamin A cho cơ thể: Động vật (ở dạng vitamin A: Rerinol) có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng; Thực vật (ở dạng tiền chất vitamin A: Beta – caroten) có trong các loại rau bắp cải, rau diếp, cà rốt.

Giống như thiếu vitamin A có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, việc sử dụng quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm. Mức sử dụng hàng ngày được đề nghị (RDA) cho vitamin A là 900 mcg và 700 mcg mỗi ngày cho nam và nữ.

Vitamin C

Nên ăn gì để bổ sung vitamin C?

Bổ sung vitamin C mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành collagen trong da và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phổi. Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Asthma & Clinical lmmunology, vitamin C có thể cải thiện chức năng phổi, giảm 1/2 tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp trong và sau khi tập thể dục.

Một số loại trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C như: Trái cây họ cam quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây trắng, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm, dưa đỏ, đu đủ, xoài, bắp cải, quả việt quất….

Đối với người trưởng thành, lượng vitamin C khuyến cáo bổ sung hàng ngày là khoảng 65-90mg, tối đa là 2.000ng/ngày. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, những người hút thuốc lá cần lượng vitamin C nhiều hơn.

Vitamin D

Bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phổi

Ngoài công dụng giúp răng và xương chắc khỏe, vitamin D còn bảo vệ bạn chống lại nhiễm trùng hô hấp, giảm nguy cơ bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo một nghiên cứu, lượng vitamin D thấp có thể tăng khả năng mắc các bệnh thở khò khè, viêm phế quản, hen suyễn.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dễ dàng và hiệu quả nhất cho cơ thể bạn. Ngoài ra, một số thực phẩm nên ăn như cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá tuyết, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm…

Chế độ vitamin D được khuyến cáo là 600 IU dành cho người từ 1-70 tuổi và 800 IU dành cho người trên 70 tuổi. Mặc dù độc tính của vitamin D rất hiếm, nhưng tốt nhất tránh dùng liều vitamin D dài hạn và vượt quá 4.000 IU mỗi ngày mà không có sự giám sát từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Lê Tuyết H+ (Theo Timesofindia.indiatimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp