Người già có chế độ ăn cân bằng cũng nên bổ sung thêm kẽm
Bổ sung kẽm có giúp phòng ngừa cảm lạnh?
Bổ sung kẽm kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản
Bổ sung kẽm giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng tiến triển?
Tại sao bạn cần bổ sung kẽm ngay lập tức?
Hệ miễn dịch bị suy giảm làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi, cúm, các bệnh tự miễn và ung thư. Duy trì nồng độ kẽm ở mức bình thường sẽ giúp hạn chế suy giảm khả năng miễn dịch theo tuổi tác.
Một số nghiên cứu cho thấy, người già có nguy cơ bị thiếu kẽm. Nguyên nhân là do chế độ ăn thiếu kẽm và khả năng hấp thu của cơ thể cũng kém hơn trước. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc duy trì nồng độ kẽm ở mức bình thường có vai trò quan trọng với người cao tuổi, để ngăn ngừa viêm phổi.
Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở viện dưỡng lão, những người có nồng độ kẽm trong máu bình thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi thấp hơn một nửa, và có tỷ lệ phải dùng thuốc kháng sinh thấp hơn một nửa, so với những người có nồng độ kẽm trong máu thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy, người cao tuổi bổ sung kẽm đã cải thiện hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng.
Trong một nghiên cứu năm 2007, những người trong độ tuổi từ 55 đến 87 có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp hơn và căng thẳng do oxy hóa (stress oxy hóa) cao hơn và các dấu hiệu viêm cao hơn so với những người trẻ tuổi. Một nửa số người cao tuổi này đã được bổ sung kẽm trong 12 tháng, trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy: Những người được bổ sung kẽm có tỷ lệ viêm đường hô hấp, căng thẳng do oxy hóa và các dấu hiệu viêm thấp hơn so với nhóm dùng giả dược.
Những thực phẩm giàu kẽm người cao tuổi nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu năm 2016 được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, thực hiện trên những người sống trong viện dưỡng lão bị thiếu kẽm. Những người này được bổ sung kẽm hoặc giả dược hàng ngày. Sau 3 tháng, nhóm được bổ sung kẽm đã tăng số lượng tế bào T và kẽm trong huyết thanh. Những người không thực hiện theo chế độ ăn để tăng cường miễn dịch, khả năng miễn dịch của họ bắt đầu giảm dần ở độ tuổi 60 - 65. Nhưng những người đang ăn chế độ ăn uống cân bằng cũng cần bổ sung thêm kẽm.
Theo ước tính, nhu cầu kẽm của những người ăn chay cao hơn khoảng 50% do giảm sinh khả dụng (chỉ tốc độ và mức độ hấp thu, chuyển hóa một chất nào đó) các thực phẩm từ thực vật. Phytate - một hợp chất chống oxy hóa có trong ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt - ngăn chặn sự hấp thu của một số khoáng chất, trong đó có kẽm. Ngoài ra, các khoáng chất khác như sắt và calci cũng cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Đồng cũng "cạnh tranh" với kẽm để liên kết các protein bên trong các tế bào.
Kẽm giúp tăng cường miễn dịch như thế nào?
Kẽm có nhiều vai trò trong cơ thể con người. Thiếu kẽm có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian. Kẽm rất cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và tăng sinh tế bào. Vì lý do này, các tế bào tăng sinh cao như tế bào miễn dịch phụ thuộc vào việc bổ sung đủ kẽm.
Không chỉ có vai trò với hệ miễn dịch, kẽm còn giúp giảm căng thẳng do oxy hóa, giúp ổn định protein, điều chỉnh sự biểu hiện của nhiều gene và "điều khiển" hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cũng là dưỡng chất cần thiết để giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não và khả năng bài tiết.
Bổ sung kẽm và duy trì nồng độ kẽm ở mức bình thường là "chìa khóa" để sống lâu, sống khỏe nhờ tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung kẽm cùng với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (chế độ ăn nền thực vật) sẽ làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác.
Bình luận của bạn