Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt có thấp hơn nếu nam giới xuất tinh thường xuyên?
Ăn gì để không lo bị ung thư tuyến tiền liệt?
Tưởng bệnh bất lực hóa ra bị ung thư tuyến tiền liệt
5 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bảo vệ tuyến tiền liệt nên dùng TPCN có thành phần gì?
Các nghiên cứu nói gì?
Theo nghiên cứu mới nhất, được đăng tải năm 2016 trên Tạp chí European Eurology, những nam giới xuất tinh thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với những nam giới ít xuất tinh. Cụ thể, những nam giới xuất tinh 21 lần/tháng ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn những người chỉ xuất tinh 4 - 7 lần/tháng.
Nhưng một số nhà nghiên cứu không đồng ý điều này. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy, xuất tinh thường xuyên chỉ liên quan đến giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới trên 50 tuổi. Nam giới ở độ tuổi 20 - 30 xuất tinh thường xuyên thậm chí có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Do các kết quả nghiên cứu không nhất quán và còn nhiều mâu thuẫn nên các nhà nghiên cứu cho rằng, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định mối quan hệ giữa tần suất xuất tinh với ung thư tuyến tiền liệt.
Có mối liên hệ giữa tần suất xuất tinh và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Tuổi: Tuổi tác càng tăng, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng cao. Trên 80% các trường hợp mắc ung thư tuyến tiền liệt trên 65.
Chủng tộc: Nam giới da đen có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn hơn nam giới da trắng và da vàng. Họ cũng được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi sớm hơn.
Tiền sử gia đình: Nam giới có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nếu có người trong gia đình, họ hàng mắc phải căn bệnh này.
Di truyền: Một số thay đổi di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Tiếp xúc với chất độc màu da cam: Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với chất độc màu da cam có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Chế độ ăn uống: Nhiều nhà khoa học tin rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Làm sao để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ giảm nếu nam giới: Ngừng hút thuốc lá; Tập thể dục đều đặn; Dùng chất ức chế 5-alpha-reductase (thường được dùng đề điều trị phì đại tuyến tiền liệt).
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không phê duyệt chất ức chế 5-alpha-reductase có thể được dùng để dự phòng ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.
Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, ăn nhiều rau quả, trái cây, giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện sớm bằng xét nghiệm máu hoặc thăm khám trực tràng. Chẩn đoán sớm ung thư có thể tăng tỷ lệ điều trị thành công. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo nam giới trung niên nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát ung thư.
Bình luận của bạn