Đôi bàn chân "kêu cứu" mùa mưa

Nấm chân là căn bệnh thường gặp khi đi mưa

10 biến chứng liên quan đến bệnh sốt xuất huyết

Hắc lào: Bệnh ngoài da chớ nên xem nhẹ

Bệnh ngoài da: Nhận biết sớm - xử lý dễ

Phòng ngừa bệnh ngoài da mùa hanh khô ở người cao tuổi

Một số bệnh thường gặp

Nước ăn chân: Tác nhân gây bệnh nước ăn chân là các vi nấm như trichophyton, nấm men candida albicans do chân, tay ngâm trong nước nhiều. Biểu hiện của bệnh là các kẽ các ngón chân giữa bịt nứt. Ở lòng bàn chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, gây ngứa. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét sẽ lan rộng và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng cá nhân. Bệnh ghẻ xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa lũ. 

Tổ đỉa: Việc tiếp xúc với nước mưa hoặc dầm chân trong nước lâu ngày là điều kiện thuận lợi để phát bệnh. Triệu chứng chính là những mụn nước sâu trong da, kèm ngứa nhiều ở bề mặt bàn chân, đôi khi có hiện tượng bong da tróc vảy. Nếu bị bội nhiễm, các mụn nước hóa mủ, trở nên đục trắng hoặc vàng, có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch bẹn bên bàn chân bị tổn thương.

Mụn cơm: Virus gây mụn cơm thường có trong môi trường ẩm ướt như bể bơi, phòng tắm công cộng… Bệnh gây ra bởi một loại virus thường thấy ở lòng bàn chân hoặc các kẽ chân. Ban đầu mụn chỉ là một nốt nhỏ nhưng sau đó có thể phát triển thành từng đám, chai cứng và có thể gây đau. Nhưng nếu to và gây đau cần đi khám để bác sỹ có phương pháp xử lý. Ngoài ra, mỗi khi đến những nơi này, bạn cần chú ý đi dép và vệ sinh sạch sẽ.

Cách phòng bệnh cho chân ngày mưa

Khi bị các bệnh ngoài da bạn cần ngừng việc tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn. Vệ sinh vùng da chân bị bệnh bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn betadine, bôi thuốc sát khuẩn. Khi vết thương đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh và uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sỹ để nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.

Đối với các bệnh gây ngứa như viêm da, mẩn ngứa, ghẻ,… người bệnh cần hết sức tránh gãi, hạn chế làm tổn thương da làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu bị nước ăn chân, cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép, phải dùng thuốc chống nấm theo đúng chỉ định của thầy thuốc kết hợp rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm để tránh tái phát.

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh nên rửa sạch chân bằng nước ấm; Ngâm chân với nước ấm mỗi ngày để máu lưu thông tốt, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có triệu chứng tê chân hoặc sử dụng giày, tất thường xuyên; Tránh để tất, giày hoặc các tấm lót giày bị ẩm ướt; Thay tất hằng ngày, tránh sử dụng các loại tất dễ gây kích ứng da hoặc quá chật. Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Một số cách đơn giản chữa nước ăn chân:

Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu đơn giản để chống ngứa và ngăn bệnh bệnh nước ăn chân phát triển: 

- Lấy lá trầu không, rửa sạch, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

- Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm 2 - 3 lần.

- Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30gr, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5 - 10 phút. Mỗi ngày làm 2 - 3 lần.
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu