Vui lễ chớ để ngộ độc!

Tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp nghỉ Lễ

Bộ Y tế vào cuộc vụ sử dụng hóa chất không đảm bảo để nhuộm cốm

Những nguyên tắc đảm bảo ATTP mùa lễ hội

Y tế cơ sở đảm bảo 70% nhu cầu sức khỏe của người dân

Báo động chất lượng dược liệu và thuốc đông dược

Cụ thể, Cục ATTP yêu cầu Sở Y tế các địa phương tổ chức chỉ đạo Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở điều trị, các đơn vị liên quan tại địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thường trực về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và phương án để xử lý khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; Tăng cường triển khai các hoạt động giám sát ngộ độc thực phẩm để phát hiện sớm, xử lý kịp thời và dự phòng vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường lồng ghép các  nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bảo đảm ATTP, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm vào hoạt động của Tháng hành động vì ATTP năm 2015. Tập trung truyền thông cho các đối tượng là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, các khu du lịch, Lễ hội trên địa bàn để bảo đảm sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững và có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.

Kỳ nghỉ lễ kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, sự cố ATTP

Cục ATTP cũng yêu cầu ngành y tế địa phương tăng cường triển khai công tác thanh, tra kiểm tra liên ngành về việc bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó tập trung tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các cơ sở tại các khu du lịch, lễ hội, nơi tổ chức các sự kiện văn hoá – xã hội tập trung đông người trên địa bàn. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo đảm ATTP theo quy định và công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP cho biết, kỳ nghỉ lễ sắp tới kéo dài 6 ngày (từ ngày 28/4 đến ngày 3/5) là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, sử dụng các dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, sự cố ATTP, đặc biệt ở khu du lịch, lễ hội, địa điểm ăn uống tập trung, ở nơi tổ chức các sự kiện văn hoá xã hội. Chính vì thế công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm trên các địa phương là vô cùng quan trọng.

Cục ATTP cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Cục ATTP trong thời gian sớm nhất.

 

 

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn