Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?

Phụ nữ mãn kinh lão hoá nhanh, chết sớm hơn nếu mất ngủ?

Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?

Loài cây mang tên đam mê và khả năng chữa bệnh lạ kỳ

Đau ngực và mất ngủ: Dấu hiệu nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua

Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc là bệnh gì?

Vì sao phụ nữ mãn kinh thường mất ngủ?

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường bị mất ngủ, thiếu ngủ và nhiều rối loạn giấc ngủ khác. Đó là do suy giảm hormone Melatonin – hormone quyết định giấc ngủ do tuyến tùng sản xuất. Từ 35 tuổi trở lên, cơ thể giảm dần sản xuất Melatonin, đặc biệt phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì Melatonin giảm sút nghiêm trọng khiến cho phụ nữ mất ngủ thường xuyên.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA - Mỹ) cho thấy phụ nữ bị mất ngủ thời kỳ mãn kinh có thể tăng nguy cơ bị các bệnh lão hóa và tử vong sớm.

“Trong nhiều thập kỷ, giống như câu chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước, các nhà khoa học đã tranh cãi gay gắt về quan điểm thời kỳ mãn kinh gây ra lão hóa hay lão hóa gây ra thời kỳ mãn kinh. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì rõ ràng thời kỳ mãn kinh sẽ làm cho bạn già đi nhanh chóng”, Giáo sư Di truyền học và Thống kê sinh học Steve Horvath - tác giả của nghiên cứu nói trên cho biết.

GS. Steve Horvath nói thêm: “Việc thiếu ngủ ảnh ưởng xấu tới sự phục hồi cơ thể cũng như tốc độ đồng hồ sinh học”.

Theo Judith Carroll - Giáo sư thỉnh giảng về tâm thần học Viện Semel về khoa học thần kinh và hành vi con người và cũng là tác giả của nghiên cứu: “Những phụ nữ trong nghiên cứu đã báo cáo họ xuất hiện những triệu chứng như ngủ không yên, thức dậy nhiều lần vào ban đêm, khó ngủ và thức dậy quá sớm vào buổi sáng có xu hướng lão hoá nhiều hơn về mặt sinh học so với phụ nữ cùng độ tuổi nhưng không có triệu chứng như trên”.

Mối liên hệ giữa mãn kinh - lão hoá nhanh

Cả 2 nghiên cứu sử dụng loại đồng hồ sinh học được phát triển bởi Steve Horvath - Giáo sư di truyền học Trường Y tế công cộng UCLA. Đây là loại đồng hồ sinh học đóng vai trò quyết định đối với độ tuổi của các tế bào bên trong con người và cũng là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để theo dõi sự thay đổi biểu sinh trong hệ gene. Biểu sinh học là một ngành khoa học khám phá con đường mà thông qua đó sự biểu hiện ADN của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài trong khi không làm thay đổi bản chất của chính ADN đó.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người có tuổi sinh học lớn hơn tuổi thực tế thường chết sớm

Trong nghiên cứu về thời kỳ mãn kinh, GS. Horvath và cộng sự đã theo dõi methyl hóa, một dấu ấn sinh hóa gây lão hóa, để phân tích mẫu ADN từ hơn 3.100 phụ nữ tham gia trong 4 nghiên cứu lớn. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo tuổi sinh học các tế bào máu, tế bào nước bọt và bên trong má để khám phá mối quan hệ giữa tuổi tự thực tế và tuổi sinh học của phụ nữ.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng, thời kỳ mãn kinh làm tăng tốc độ lão hóa tế bào trung bình là 6%”, GS. Horvath cho biết, “Điều đó đồng nghĩa với việc góp phần làm giảm tuổi thọ của phụ nữ”.

Ví dụ: Một người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm ở tuổi 42 thì 8 năm sau cơ thể của người này sẽ nhiều hơn 1 năm tuổi sinh học so với một phụ nữ 50 tuổi vừa bước vào thời kỳ mãn kinh.

Mối liên hệ giữa mất ngủ - mãn kinh - lão hoá nhanh

Dựa vào nghiên cứu của GS. Horvath, Carroll đã phân tích thêm dữ liệu đồng hồ biểu sinh của hơn 2.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng: Phụ nữ sau mãn kinh xuất hiện 5 triệu chứng mất ngủ có độ tuổi sinh học cao hơn những phụ nữ cùng độ tuổi xấp xỉ 2 tuổi.

“Chúng tôi vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là mất ngủ dẫn đến sự gia tăng tuổi sinh học, nhưng nghiên cứu này cũng đã cho ra những phát hiện có ích. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cần phải thực hiện nhiều các nghiên cứu hơn nữa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các rối loạn tuổi và giấc ngủ sinh học”, nhà nghiên cứu Carroll cho hay.

GS. Horvath nhận định, trong tương lai có thể sử dụng đồng hồ biểu sinh như một công cụ chẩn đoán để đánh giá ảnh hưởng của phương pháp điều trị như liệu pháp hormone, cũng như là phương pháp làm chậm quá trình lão hóa sinh học cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Để giảm mất ngủ mãn kinh, ngoài việc loại bỏ yếu tố nguy cơ, chị em nên sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học giúp hỗ trợ bổ sung thêm hormone nội tiết tố cho cơ thể để cân bằng cán cân nội tiết, điều hòa lại việc sản xuất hormone giấc ngủ melatonin.

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng Goldream

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất