- Chuyên đề:
- Giảm ham muốn tình dục
Rối loạn chức năng cương dương có thể “tàn phá” mức độ tự tin về bản thân của người đàn ông trong sinh hoạt chăn gối
Trái cây cũng cải thiện rối loạn cương dương
Thực phẩm phòng ngừa suy giảm cương dương
Bỗng dưng… yếu xìu
Cà phê giúp nam giới giảm bất lực "chuyện ấy"
Sang độ tuổi trung niên, nam giới được ví như “bánh xe lao dốc”. Ngoài bước chuyển ngoặt về sức khỏe nói chung, sự suy giảm phong độ phái mạnh do gia tăng các rối loạn của cơ quan sinh dục, chẳng hạn như khả năng cương dương sẽ diễn tiến các hệ lụy nguy hiểm về sinh lý nam và làm sứt mẻ mối quan hệ tình cảm giữa hai vợ chồng.
Tạp chí Everyday Health đã có buổi phỏng vấn với TS Laura Berman - Chuyên gia tư vấn tâm lý và sức khỏe tình dục hàng đầu Hoa Kỳ nhằm mang đến cho nam giới một cái nhìn đa chiều và chi tiết hơn về vấn đề được coi là "khó tỏ cùng ai".
Thưa TS. Laura, nhiều nam giới vẫn còn khá xa lạ với thuật ngữ “rối loạn chức năng cương dương”. Thực chất tình trạng này là gì và có thường xuyên xảy ra với nam giới hay không?
Hiểu đơn giản, rối loạn chức năng cương dương là tình trạng dương vật không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng để có thể quan hệ tình dục. Ngoài những biểu hiện về thể chất, rối loạn chức năng cương dương tác động tiêu cực tới cảm xúc nam giới, chẳng hạn như gây ra cáu gắt, nóng giận vô cớ, cảm thấy tự ti và lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề.
Rối loạn chức năng cương dương không hiếm. Thực tế cho thấy, số lượng phái mạnh tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để điều trị rối loạn chức năng cương dương đã tăng dần sau năm 1998 khi có sự xuất hiện của các loại thuốc điều trị bệnh lý hiệu quả.
Nguyên nhân nào gây rối loạn cương dương thưa TS?
Khi có kích thích tình dục, não, thần kinh, mạch máu và kích thích tố sẽ tác động đến các cơ bắp xung quanh thể hang của dương vật. Sau đó, những cơ bắp sẽ giãn ra và cho phép máu chảy vào các thể hang để dương vật có thể nở rộng và cương cứng. Tiếp đến, sẽ có một nhóm các cơ giữ nhiệm vụ “đóng cửa” có tác dụng làm giảm lưu lượng máu khi độ cương cứng đạt đến mức cần thiết và có thể duy trì sự cương cứng để giao hợp.
Rối loạn chức năng cương dương xảy ra khi một chuỗi cơ chế giúp dương vật “ngóc đầu” bị phá vỡ bởi một hoặc nhiều yếu tố, bao gồm:
Bệnh tật: Cấu trúc của dương vật (các cơ, dây thần kinh hoặc động mạch) có thể bị thiệt hại do chấn thương hay bệnh tật. Theo nhiều nghiên cứu, 70% nam giới bị rối loạn cương dương do mắc đái tháo đường, nghiện rượu, mắc bệnh thận, bệnh mạch máu và các bệnh thần kinh.
Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, béo phì, ít vận động và những thói quen không lành mạnh khác.
Phẫu thuật: Các dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan giữ chức năng duy trì sự cương cứng bị hư hại do tác dụng phụ của một số thủ tục phẫu thuật có thể gây ra rối loạn cương dương.
Thuốc: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị dị ứng, trầm cảm đều có thể gây rối loạn cương dương.
Vấn đề tình cảm: Căng thẳng tại nơi làm việc đến các rối loạn tâm lý như trầm cảm và thậm chí là sợ hãi vì không thể quan hệ tình dục chiếm 20% các trường hợp bị rối loạn chức năng cương dương.
Rối loạn cương dương đang ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, có những phương pháp nào để điều trị rối loạn cương dương?
Thuốc điều trị rối loạn chức năng cương dương là một trong những đột phá y học trong thập kỷ qua. Chất ức chế Phosphodiesterase (PDE) giúp tăng cường hiệu quả của ocid nitric, hoá chất chịu trách nhiệm đưa lưu lượng máu thích hợp đến dương vật để duy trì khả năng cương dương. Những thuốc này bao gồm: Viagra (sildenafil citrate), Levitra (vardenafil hydrochloride),Cialis (tadalafil)…
Những phương pháp điều trị rối loạn chức năng cương dương khác cũng đã được chứng minh có hiệu quả, chẳng hạn như một số loại thuốc tiêm trực tiếp vào dương vật để đạt được sự cương cứng, mặc dù có thể gây ra tác dụng phụ là cương cứng kéo dài quá lâu. Thuốc Alprostadil được đưa vào niệu đạo sẽ tạo ra sự cương cứng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, nó có thể gây ra cảm giác đau nhức hoặc tê nóng trong người.
Nam giới có thể sử dụng máy bơm chân không để kích thích máu bơm vào dương vật, phẫu thuật cấy ghép thiết bị vào trong dương vật để tạo ra sự cương cứng nhưng biện pháp này cũng tiềm ẩn sự cố về thiết bị và nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể dùng thảo dược có tác dụng bổ sung testosterone tự nhiên đề phòng ngừa, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương. Tuy nhiên, biện pháp này cần có sự tham vấn của bác sỹ, dược sỹ cùng với hoạt động thể chất đều đặn và bổ sung một chế độ ăn giàu testosterone như hàu, chuối và bơ.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website www.sinhlynam.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo: 1732/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn