Điều gì gây ra tình trạng tim đập nhanh, loạn nhịp?

Tim đập nhanh, trống ngực có thể là dấu hiệu bệnh rung nhĩ ở người cao tuổi

Đau thắt ngực thường xuyên có phải bị rối loạn nhịp tim?

Những cách giảm nhanh cơn rối loạn nhịp tim, trống ngực, hồi hộp

Bệnh rung nhĩ và cholesterol cao có mối liên hệ như thế nào?

9 nguyên nhân có thể khiến tim bạn đập nhanh, trống ngực

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim

Theo Greg Gunn, bác sỹ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Sharp Grossmont (Mỹ), nhịp tim nhanh, trống ngực, rối loạn nhịp tim… là những triệu chứng khá phổ biến. Với những người trẻ tuổi, tình trạng này thường là lành tính. Nhịp tim nhanh, trống ngực có thể xảy ra do bạn tiêu thụ nhiều caffeine (trong trà, cà phê), nicotin (trong thuốc lá) hoặc các chất kích thích trong rượu, bia.

Nhịp tim có xu hướng tăng cao khi bạn vận động mạnh, uống nhiều cà phê...

Ngoài ra, một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim:
- Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng…
- Mất cân bằng hormone (rối loạn tuyến giáp, tuyến thượng thận).
- Thiếu máu (do ra nhiều hành kinh).
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn bị hen, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và phải dùng ống hít.
- Tập thể dục cường độ cao.
- Mất nước, hạ đường huyết hoặc hạ kali máu.

Khi nào rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh trở thành một vấn đề nghiêm trọng?

Với những người trẻ, trống ngực, nhịp tim nhanh không phải một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ… ở người cao tuổi. Bị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt, đột quỵ, do đó bạn không nên bỏ qua các triệu chứng nguy hiểm này.

Tốt hơn hết, nếu thấy mình hay bị rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, khó thở, sưng phù chân hoặc tăng cân đáng kể (0,9 - 1,3 kg/ngày), hãy đi khám để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Người bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ nên chú ý các cơn trống ngực kéo dài hơn vài phút, đi kèm cùng cảm giác đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, mất ý thức… Đây là các dấu hiệu cảnh báo cơn rung nhĩ nguy hiểm có thể gây đột quỵ.

Làm sao để khắc phục tình trạng nhịp tim nhanh, trống ngực?

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên hạn chế uống nhiều cà phê, rượu bia, không hút thuốc lá để ổn định nhịp tim, rung nhĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Để kiểm soát bệnh rung nhĩ lâu dài, bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn tốt cho tim mạch, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, thiền định… để ổn định nhịp tim.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm hồi hộp, trống ngực, và phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch