4 tình trạng da thường bị hiểu nhầm là mụn trứng cá

Rosacea, dày sừng nang lông, viêm nang lông... thường bị hiểu nhầm là mụn trứng cá

Bị mọc nhiều mụn trứng cá: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Muốn trị mụn trứng cá trên mũi và trán, cằm phải làm sao?

7 lưu ý khi điều trị mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì

6 lưu ý khi trị mụn cho người có làn da khô

Tìm hiểu ngay 4 tình trạng da thường xuyên bị hiểu nhầm là mụn trứng cá:

Rosacea

Rosacea (hồng ban) là một chứng rối loạn viêm mạn tính ảnh hưởng chủ yếu tới vùng da mặt và thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Rosacea có nhiều dạng và dạng sẩn đỏ có mủ thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá nhất.

Không giống như mụn trứng cá, Rosacea thường được kích hoạt bởi các loại thực phẩm có liên quan đến histamine, các loại thực phẩm nhiều gia vị, caffeine và rượu. Để điều trị Rosacea, các chuyên gia khuyến cáo nên thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và chuyển sang các công thức chăm sóc da không gây kích ứng.

Viêm nang lông

Viêm nang lông (Folliculitis) thường gặp vào mùa Hè, là tình trạng viêm nông ở một hay nhiều nang lông tại mọi vùng da trên cơ thể (trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân), đặc biệt là các khu vực ma sát như đùi, mông, cổ và nách. Đặc trưng của viêm nang lông là những mụn nhỏ, màu đỏ, có thể chứa đầy mủ (giống như mụn đầu trắng). Chúng cũng có thể gây ngứa hoặc đau. Trong trường hợp nặng hơn, chúng có thể trở thành các vết loét.

Theo bác sỹ da liễu người Mỹ Francesca Fusco, viêm nang lông chủ yếu là do trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây ra. Ngoài ra, virus và nấm cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các trường hợp viêm nang lông nhẹ có thể được điều trị bằng các chất tẩy rửa chứa benzoyl peroxide và acid salicylic. Đối với trường hợp viêm nặng, bác sỹ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Đối với viêm nang lông có liên quan đến nhiễm nấm men, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chống nấm men hoặc thuốc kháng nấm.

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris) là tình trạng da mạn tính. Nó có đặc điểm là các nốt sần nhỏ (màu trắng hoặc đỏ), khô trên da, khi chạm vào có cảm giác sần sùi, thường xuất hiện ở cánh tay và chân.

Sự tích tụ protein keratin tại các nang lông có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. May mắn là nó không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên có thể gây ngứa và cảm giác khô da. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này.

Bác sỹ da liễu người Mỹ Debra Jaliman khuyến cáo nên điều trị dày sừng nang lông với thuốc bôi retinoid hoặc các loại kem có chứa acid salicylic và acid lactic.

Viêm da quanh miệng

Viêm da quanh miệng (Perioral dermatitis) là tình trạng viêm da mặt mạn tính và có thể nhìn rõ các vết phát ban xung quanh miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể do lạm dụng thuốc bôi corticoid, kem đánh răng florua, thuốc mỡ chứa petrolatum hoặc paraffin…

Để điều trị viêm da quanh miệng, bác sỹ có thể đề nghị bạn ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc răng miệng nói trên. Thay vào đó, bạn chỉ nên chọn các chất tẩy rửa dịu nhẹ, không gây kích ứng. Thuốc kháng sinh dạng uống và bôi tại chỗ có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu