Mùa đông dễ mắc viêm nang lông

Thời tiết lạnh, hanh khô khiến cho chúng ta dễ bị viêm nang lông

Viêm phế quản cấp tính và cách điều trị

70% trẻ nhập viện do tiêu chảy, viêm đường hô hấp

Mẹo hay trị da khô nẻ cho bé trong mùa đông

Cùng người đẹp Châu Á "làm ướt" môi khô với 3 bước đơn giản

Ung thư da: Khó nhận biết nhưng nguy hiểm

Hậu quả xảy ra là tình trạng viêm ngày càng nặng hơn gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ, nguy hiểm hơn tình trạng bệnh kéo dài là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh viêm da mãn tính nguy hiểm như á sừng, viêm da cơ địa, vẩy nến...sau này.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm nang lông là bệnh ngoài da, triệu chứng là những nốt đỏ nhỏ kích thước từ 1- 2mm màu hơi trắng xám, đôi khi vùng bệnh bị viêm đỏ, khi cậy ra có nhân trắng và sợi lông cuộn bên trong, gây ngứa ở vùng nang lông.

Viêm nang lông xuất hiện thường do một số nguyên nhân sau:

Do rối loạn tuyến dầu: Tuyến dầu hoạt động quá mức hoặc chất dầu ngày càng đặc dính gây bức bí và làm kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông.

Do tốc độ thay mới tế bào tăng khác thường nhưng lại không được bài tiết lên bề mặt da, hậu quả là chúng tích tụ lại trong nang lông và làm kín chặt nang lông.

Do mất cân bằng về độ acid làm tăng tốc độ mất nước ở da. Đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, virus gây viêm nhiễm bên trong nang lông.

Do di truyền từ cha mẹ: Yếu tố này xuất phát từ cơ địa da dầu của bố mẹ truyền cho con cái.

Các vùng nốt đỏ sần trên da do bị viêm nang lông

Đó là các nguyên nhân bên ngoài bề mặt da, còn yếu tố bên trong đó là cơ thể suy giảm sự chống đỡ, rối loạn thần kinh, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là mỡ, bệnh nội tiết.

Triệu chứng của bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông nông

Viêm tại cổ nang lông, tổn thương bắt đầu bằng một sẩn đỏ, đau, nằm quanh nang lông sau đó xuất hiện mụn mủ nhỏ, màu trắng ngả vàng, xung quanh có quầng đỏ, có lông ở giữa. Mụn mủ khô dần để lại vảy tiết nhỏ,sau đó bong vảy không để sẹo.

Viêm nang lông có thể xuất hiện lần lượt hoặc đồng thời ở nhiều vùng da khác nhau. Mụn mủ đứng riêng lẻ nhưng vảy tiết có thể liên kết với nhau thành đám vảy màu vàng.

Viêm nang lông sâu

Viêm nang lông sâu tạo thành những túi mủ gồm 2 phần: Một phần nằm sâu trong nang lông thể hiện bằng nút nhỏ, đau nhói và một phần nông là một mụn mủ ở ngay cổ nang lông, ở giữa có sợi lông. Thương tổn thường không vỡ mủ mà có thể tiêu dần, đáy của nang lông không bị thương tổn nên lông chỉ rụng một thời gian rồi sẽ mọc lại.

Nhọt

Nhọt (Furonculose): Nang lông bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào nang lông và tổ chức dưới da. Bắt đầu bằng một ổ viêm nhiễm đỏ, đau ở cổ nang lông, sau tạo u nhỏ ở trung bì. U lớn dần lên, nhọn ở đỉnh, xung quanh phù nề rõ rệt, ở đỉnh thương tổn xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Lúc đầu cứng, sau một vài ngày nhọt trở nên mềm và vỡ mủ làm thoát ngòi ra ngoài, hoặc ngòi dính vào vách của nang lông. Quá trình nung mủ sẽ ăn vòng quanh tổ chức hoại tử, tạo thành một lớp vỏ mủ bao quanh ngòi, vì vậy có thể lấy ngòi ra dễ dàng. Sau khi lấy ngòi, hiện tượng lên sẹo sẽ rất nhanh chóng, sẹo tồn tại lâu dài. Sự hình thành ổ hoại tử, xung quanh ổ nhiễm khuẩn ở trong nang lông, một phần do độc lực mạnh của một số chủng tụ cầu, mặt khác do cơ địa thuận lợi cho sự phát triển tụ cầu hoặc do sức đề kháng của cơ thể yếu.

Đa số bệnh nhân chỉ có một đến hai nhọt. Hạch vùng lân cận đau, ở trẻ em có thể có sốt kèm theo.

Nhọt khu trú ở vùng có râu gọi là đinh râu. Đinh râu rất dễ đưa đến viêm xoang tĩnh mạch hang và nhiễm trùng huyết.

Hậu bối (Anthrax)

Là một tập đoàn nhọt, nên khối u rộng hơn, có nhiều miệng kiểu gương sen. Tổ chức hoại tử tạo thành các ngòi hoặc các mảnh hoại tử màu xám, sau để lại sẹo xấu.

Điều trị bệnh viêm nang lông

Điều trị tại chỗ: Có thể dùng các thuốc bôi chông nhiễm trùng như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin...

Giữ vệ sinh thân thể, gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu để phòng tránh bệnh

Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.

Kháng sinh: Trong trường hợp viêm nang lông do tụ cầu có thể sử dụng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Các kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, amoxicillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampicillin hoặc co-trimoxazol. Trong một số trường hợp phải cho Isotretinoin.

Viêm nang lông do nấm: Sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster.... Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Đối với nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày, hoặc fluconazol 150mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày.

Viêm nang lông do virus herpes: Có thể bôi kem acyclovir 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày hoặc 200mg 5lần/ngày, hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.

Viêm nang lông do demodex: Có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.

Chú ý: Đối với viêm nang lông hay tái phát cần tìm nguyên nhân, phát hiện các ổ vi trùng ở các hốc mũi, hậu môn... và tránh làm xây xước da do cạo râu bằng cách cắt râu bằng kéo.

Để phòng bệnh chúng ta nên thực hiện những việc sau:

Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…
Không nên đội nón chặt, mặc áo quần chật. Hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Bỏ các thói quen xấu như ngoáy mũi, tai mà không rửa tay ngay bằng xà bông.
Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp