Run chân tay chẩn đoán thế nào, nên đi khám ở đâu thì tốt?

Run tay chân do các nguyên nhân bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp

Run tay chân, run môi có phải là do ngã đập đầu ngày bé không?

Tại sao bạn bị run tay, run tay có cần phải đi khám?

Những khó khăn người bệnh Parkinson có thể gặp phải và cách khắc phục

Mắc bệnh Parkinson, đừng bỏ qua 6 thực phẩm thúc đẩy sản sinh dopamine này

Run tay chân được chẩn đoán như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây run tay chân, với nhiều biểu hiện run khác nhau, xuất hiện tại các thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Do đó, bác sỹ sẽ phải căn cứ vào các triệu chứng, làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện chính xác nguyên nhân gây run. Điều này có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị run tay chân phù hợp.

Nhìn chung, trong lần đầu tiên kiểm tra, bác sỹ sẽ chẩn đoán nguyên nhân run tay chân dựa vào 4 bước sau:

- Tìm hiểu tiền sử bệnh: Tìm hiểu tiền sử bệnh là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất giúp bác sỹ định hướng chẩn đoán một số bệnh về thần kinh, bệnh đái tháo đường, tai biến mạch máu não hoặc các chấn thương não trước kia bạn đã từng gặp phải.

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng sẽ kiểm tra thông tin tiền sử gia đình xem có ai mắc bệnh như bạn không. Nguyên nhân là bởi với bệnh run vô căn, có đến 50% trường hợp là do di truyền. Bệnh Parkinson cũng có khoảng 15 - 20% trường hợp do di truyền.

Tình trạng run tay chân có thể xảy ra do di truyền

Biểu hiện run tay chân đôi khi có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh động kinh, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần… Vì vậy, bạn cũng nên liệt kê thêm các thuốc mà mình đang sử dụng, hoặc mang theo vỏ thuốc để bác sỹ có thể đối chứng.

- Làm bài kiểm tra khả năng vận động của cơ thể: Việc cho bạn vẽ vòng xoắn ốc, kiểm tra khả năng vận động, di chuyển, giữ thăng bằng, đứng lên ngồi xuống… cũng có thể giúp bác sỹ xác định nguyên nhân gây run tay chân. Nguyên nhân là một số bệnh như run vô căn, bệnh Parkinson sẽ có các triệu chứng rối loạn vận động đặc trưng khi làm việc tỉ mỉ, cần tập trung bằng tay. Ngoài ra, các bài kiểm tra này còn giúp phân biệt các bệnh gây run có biểu hiện dễ gây nhầm lẫn, chẳng hạn như run do bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn và run do Parkinson.

- Xét nghiệm lâm sàng: Bạn có thể được làm các xét nghiệm, chụp chiếu như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim - phổi… Nếu nghi ngờ run tay chân do các vấn đề liên quan đến não, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm điện não đồ, chụp CT hoặc quét DAT để giúp phát hiện bệnh Parkinson trong giai đoạn sớm.

- Kết luận chẩn đoán, hướng dẫn điều trị: Đây là bước cuối cùng sau khi bác sỹ đã tổng hợp thông tin từ 3 bước trên. Trong những trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể tiếp tục đến các bệnh viện tuyến trên để kiểm tra lại cho chắc chắn.

Với những người trẻ tuổi, thông thường tình trạng run tay chân thường xảy ra do tâm sinh lý bất ổn, do lo lắng, căng thẳng. Những trường hợp này cũng thường không được kết luận bệnh chính xác. Khi đó, bác sỹ có thể hướng dẫn bạn cách thay đổi lối sống, giảm căng thẳng để giảm run.

Run tay chân nên đi khám ở đâu?

Tình trạng run tay chân cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa thần kinh giàu kinh nghiệm.

Vì vậy, nếu triệu chứng run kéo dài, bạn nên đi khám tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn thuộc tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương. Một số địa chỉ khám run tay chân uy tín tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước bạn có thể lựa chọn như:

- Ở miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai (số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội), Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 1 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (số 1 Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội), Bệnh viện Lão khoa Trung ương (số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội).

- Ở miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế (số 16 Lê Lợi, TP.Huế), Bệnh viện Đà Nẵng (số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng).

- Ở miền Nam: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (số 215 Hồng Bàng, phường 11, TP.HCM), Bệnh viện Chợ Rẫy (số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM), Bệnh viện Nhân dân 115 (số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM).

Nếu có dấu hiệu run tay chân, bạn đừng ngần ngại đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và có cơ hội điều trị sớm tại một trong những địa chỉ gần nơi bạn ở.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh