- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Sir Alex mới chuyển sang “nghiên cứu thuốc trị bệnh tiểu đường" hay mắc đái tháo đường?
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế tại Bắc Kạn
Trung Quốc mạnh tay với quảng cáo sai phạm: Phạt 20 tỷ đồng
Thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vẫn còn sai phạm
Phạt 135 triệu đồng 7 cơ sở quảng cáo TPCN sai phép
Trên chuyên mục Thể thao của một tờ báo điện tử khá nổi tiếng, thời gian qua, người đọc bỗng thấy hàng loạt người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác dấn thân vào con đường nghiên cứu y khoa mà Sir Alex Ferguson chỉ là một trong số đó.
Tại phần banner quảng cáo giữa trang của chuyên mục Thể thao, hình ảnh “Máy sấy tóc” xuất hiện cùng với câu tuyên bố : “Tôi đã tìm ra cách trị tiểu đường hiệu quả” ngay dưới dòng chữ “Kinh nghiệm hay trị tiểu đường”.
Với hình ảnh quảng cáo trên, bất kỳ ai cũng nghĩ đến 1 trong 2 khả năng có thể xảy ra :
- Sir Alex đã bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và ông tìm ra cách trị tiểu đường hiệu quả nên muốn chia sẻ với các fan.
- Sir Alex chuyển sang làm nghiên cứu y học và tìm ra cách trị tiểu đường hiệu quả
Tuy nhiên, đến thời điểm này, người hâm mộ chưa từng nghe chuyện Sir Alex Ferguson bị bệnh tiểu đường hay chuyện ông chuyển sang nghiên cứu y học. Mọi động tĩnh của Sir Alex vẫn được báo giới Anh và thế giới theo dõi kỹ nên cả 2 khả năng trên có lẽ chỉ là câu chuyện của Ngày Cá tháng Tư hoặc có người cố tình lạm dụng hình ảnh của Alex Ferguson để quảng cáo.
Nếu để ý kỹ, người đọc sẽ thấy không chỉ Sir Alex Ferguson mà nhiều người nổi tiếng khác cũng bỗng xuất hiện với thông điệp “Tôi đã tìm ra cách trị tiểu đường hiệu quả” ngay dưới dòng chữ “Kinh nghiệm hay trị tiểu đường” ở khung banner quảng cáo của tờ báo này.
Mới nhất, “Thiên thần Victoria’s Secret” – người mẫu nổi tiếng nóng bỏng với các bộ nội y Candice Swinepoxes cũng trở thành "nhân viên quảng cáo" để chia sẻ “Kinh nghiệm hay trị tiểu đường”.
Bấm vào banner quảng cáo này thì được dẫn đến địa chỉ của một trang web thương mại (http://benhdaiduong.com/)giới thiệu những chia sẻ về sản phẩm TPCN Thanh Đường An nhưng lại được quảng cáo là có tác dụng "điều trị" bệnh đái tháo đường (tiểu đường).
Những nội dung quảng cáo trên website này và các website mang tên trực tiếp của sản phẩm còn chứa đựng nhiều nội dung quảng cáo thổi phồng quá đà hoặc dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Nhóm phóng viên Health+ đã liên lạc với Công ty TNHH Giai Cảnh (đơn vị chịu trách nhiệm đăng ký nội dung quảng cáo sản phẩm với cơ quan chức năng) để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về tình trạng quảng cáo thổi phồng quá đà hoặc dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng của Công ty TNHH Giai Cảnh và thực phẩm chức năng Thanh Đường An trong các bài viết tiếp theo.
Bình luận của bạn