- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Gạo trắng không phải là nguyên nhân gây đái tháo đường
Phát hiện hormone mới giúp phòng đái tháo đường
Tiền đái tháo đường – “thẻ vàng” cho sức khỏe
Lạm dụng kháng sinh: Tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
3 kiểu sống tự sát của người bị đái tháo đường
ThS.BS.TTƯT Dzoãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198
Trước hết, xin khẳng định với chị là gạo không phải kẻ thù của đái tháo đường. Theo khẳng định của Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gạo trắng không nằm trong nhóm nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam và các nước đang phát triển tăng cao là do đời sống được cải cải thiện, con người có xu hướng ăn uống bất hợp lý như tiêu thụ nhiều chất béo, chất đạm như thịt, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia. Việc năng lượng nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây nên rối loạn chuyển hóa chất đạm, đặc biệt là chất béo. Thêm vào đó, thói quen lười vận động, ít di chuyển lại càng khiến lượng chất béo vào cơ thể khó tiêu hao. Tất cả các yếu tố đó đẩy chúng ta vào tình trạng thừa cân, béo phì - hai yếu tố nguy cơ không chỉ dẫn đến đái tháo đường mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, gout, sỏi mật, tiền liệt tuyến và rất nhiều bệnh khác xuất phát từ chế độ ăn không hợp lý.
Theo tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong khẩu phần ăn của người Việt có 70 - 80% từ tinh bột, bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn tùy theo từng vùng miền, lượng đạm và chất béo chiếm rất thấp. Cho đến nay, tỷ lệ này đã thay đổi nhiều: Tăng khẩu phần đạm (có trong cá, trứng, thịt, tôm, cua, ốc…) và chất béo (dầu, mỡ, bơ), đặc biệt là các loại thức ăn nhanh khiến khẩu phần năng lượng vào cơ thể tăng cao. Đó là nguyên nhân gây nên bệnh chứ không phải việc ăn gạo trắng.
Lựa chọn cơm gạo lứt là một giải pháp hạn chế tăng đường huyết sau ăn nhờ lớp vỏ cám chứa nhiều chất xơ - tốt cho người đái tháo đường
Hiện nay, các chuyên gia nội tiết và dinh dưỡng đều khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tức là sau khi ăn 2h, thực phẩm đó không làm chỉ số đường huyết tăng cao mà có thể kiểm soát. Chỉ số đường huyết tăng vọt vượt ngưỡng sẽ gây ra biến chứng các vi mạch gây mờ mắt, yếu răng, đặc biệt là suy thận.
Gạo và mì là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nhịn hoàn toàn tinh bột. Vẫn có thể ăn cơm hàng ngày nhưng chỉ ở mức độ hạn chế. Theo đó, nếu khẩu phần ăn dành cho người bình thường được khuyến nghị 15% chất đạm, 60 - 65% chất đường bột và chất béo dưới 25%, thì với bệnh nhân ĐTĐ, chất đường bột nên giảm xuống còn 50 - 55%, chất đạm 15-18%, chất béo cũng không nên vượt mức 25%.
Ngoài ra, giải pháp dành cho bệnh nhân đái tháo đường là tăng cường ăn rau lá và trái cây (loại không chứa nhiều vị ngọt). Chúng cung cấp chất khoáng, chất xơ cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, cho dù ăn tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực trong việc ngăn chặn lượng đường hấp thu vào máu.
Đó cũng chính là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bệnh nhân đái tháo đường ăn gạo lứt (hay còn gọi là gạo lật) thay cho gạo trắng. Gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, gạo lứt thường rất khó ăn, không như cơm trắng chúng ta vẫn thường sử dụng. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn cơm gạo trắng bình thường với nguyên tắc: Giảm lượng cơm, tăng lượng rau, trái cây thì bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Chúc bác luôn khỏe.
Bình luận của bạn