Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 1/3
Khi nào F0 điều trị tại nhà cần tới cơ sở y tế?
Hà Nội phân bổ khẩn 400.000 viên thuốc Molnupiravir
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành chính sách đặc thù với nhân viên y tế
Những quan niệm sai lầm liên quan đến test nhanh và điều trị COVID-19 tại nhà
Ngày 28/2, Việt Nam ghi nhận 94.385 ca COVID-19 mới. Trong đó, 9 ca nhập cảnh và 94.376 ca trong nước tại 61 tỉnh, thành. Tốc độ lây lan SARS-CoV-2 tiếp tục tăng nhanh trong thời gian qua khi số ca nhiễm được phát hiện ngày càng lớn. Việt Nam liên tiếp vượt qua mốc cao nhất về số F0 trong ngày được xác lập của ngày trước đó và đang tiến sát mốc 100.000 trường hợp dương tính trong 24 giờ.
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trước đó. Theo quyết định mới này, Bộ Y tế nhấn mạnh không dùng thuốc Molnupiravir cho người không có triệu chứng bệnh, đồng thời bổ sung cho phép sử dụng Remdesivir cho trẻ em dưới 12 tuổi.
TP.HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir miễn phí. Trong sáng 28/2, Sở Y tế đã có yêu cầu y tế địa phương cấp phát thuốc này cho những người đủ điều kiện sử dụng, không chỉ ưu tiên cho nhóm đối tượng nguy cơ.
Sở GD&ĐT TP.HCM đang đề xuất với UBND thành phố cho phép những học sinh là F1 trở lại trường không cần phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế. Đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho phụ huynh và học sinh trong bối cảnh cơ quan y tế địa phương đang quá tải, ảnh hưởng "thời gian vàng" đến trường học trực tiếp.
Theo nhận định của Bộ Y tế sau kỳ nghỉ Tết, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hơn tại các địa phương trên toàn quốc. Tuy nhiên, phần lớn số ca mắc thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhẹ nên được điều trị tại nhà. Khi số ca F0 điều trị tại nhà lớn cũng đồng nghĩa lượng rác thải có nguy cơ lây nhiễm tồn tại ở cộng đồng khá cao. Để tăng cường quản lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 điều trị tại nhà, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai giải pháp vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra việc vận chuyển, xử lý chất thải, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Trước số ca mắc COVID-19 tăng cao mỗi ngày, Sở Y tế TP. Đà Nẵng đã yêu cầu thu dung, điều trị F0 tại các bệnh viện tách đôi, bệnh viện chuyên khoa, tư nhân để giảm tải cho Bệnh viện dã chiến.
Chiều 28/2, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc triển khai thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip, trong đó cho phép dùng căn cước công dân gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế.
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, vừa nội soi gắp thành công cây đinh sắt dài 3 cm nằm trong phế quản cho nam bệnh nhân. Trước đó, ngày 22/2, trong quá trình làm việc, bệnh nhân ngậm sẵn 3 cây đinh trong miệng để tiện đóng cốp pha. Lúc này, bệnh nhân vô tình nói chuyện khiến đinh hóc vào phổi. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Bác sỹ khuyến cáo, để phòng tránh những tai nạn lao động như trên, người lao động không nên chủ quan, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong lao động, không dùng miệng để ngậm các vật cứng, sắc, nhọn, tròn… nhằm tránh những hậu quả nặng nề gây tổn thương đường hô hấp do hóc dị vật.
Bình luận của bạn