Những quan niệm sai lầm liên quan đến test nhanh và điều trị COVID-19 tại nhà

Theo lý luận của Đông y người bệnh COVID-19 không nên xông hơi toàn thân

Đợt dịch thứ tư đã có trên 3 triệu ca COVID-19

Giám đốc BV Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 có mặt tại nhà thuốc, giá ra sao?

Cẩn trọng khi mua sản phẩm bị "thổi phồng" khả năng ngăn ngừa, diệt COVID-19

Sai lầm 1: Bị COVID-19 nên xông hơi toàn thân, bôi dầu cao xoa

Hiện nay rất nhiều người bệnh COVID-19 xông hơi toàn thân, bôi dầu cao xoa với hy vọng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, theo lý luận của Đông y thì việc làm này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Dù triệu chứng ban đầu của bệnh COVID-19 giống cảm lạnh, nhưng không có nghĩa được dùng bài thuốc, phương pháp chữa cảm lạnh để chữa COVID-19. Virus SARS- CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng vào phổi (Phế kinh), không qua da và lỗ chân lông (bì phu, tấu lý) nên dù có xông hơi hay bôi dầu cao xoa cũng không diệt hết virus.

Sai lầm 2: Lạm dụng test nhanh

Do quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR. Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.

Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác. Chỉ nên test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0, khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức cơ thể…

Ngày nào cũng tự test COVID-19: Không cần thiết và lãng phí

Ngày nào cũng tự test COVID-19: Không cần thiết và lãng phí

Sai lầm 3: Test nhanh lên vạch đậm là bị COVID-19 nghiêm trọng

Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Sai lầm 4: Test nhanh âm tính là khỏi bệnh

Sau khi đã test nhanh âm tính bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm

Sau khi đã test nhanh âm tính bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm

Nhiều người thắc mắc khi sau một thời gian chữa COVID-19 và đã có két quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.

Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SP02 đủ 10 ngày.

Sai lầm 5: Tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19 tại nhà

Do tâm lý quá lo lắng vì COVID-19, nhiều F0 khi điều trị tại nhà đã tự tìm hiểu và tự dùng thuốc, trong đó có corticoid (như medrol). Chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison…), bản chất thuộc nhóm hormon, với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sỹ kê.

Sai lầm 6: Dùng quá nhiều "thần dược" tăng đề kháng

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt nhưng không nên dùng quá nhiều một lúc. Hơn nữa không có loại "thần dược" nào có thể giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Việc tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cơ thể chống được sự xâm nhập của virus là một quá trình lâu dài và cần kết hợp các yếu tố khác như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý…

Sai lầm 7: Uống nhiều nước chanh, gừng, xả

Uống quá nhiều nước gừng, xả nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Uống quá nhiều nước gừng, xả nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Không những xông, nhiều người còn đun nước hỗn hợp chanh, gừng, sả để uống. Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả, gừng để nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt.

Sai lầm 8: Súc miệng bằng nước muối nóng đậm đặc

Sai lầm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạc họng, miệng. Nước muối mặn sẽ hút nước tế bào niêm mạc, làm teo và chết tế bào niêm mạc. Cả hai điều này gộp lại, khiến chúng ta bị đau rát họng và khó chịu. Khi lớp màng này tổn hại, hàng rào miễn dịch bảo vệ đầu tiên của cơ thể bị tổn thương. Khi ấy vi khuẩn, virus sẽ càng tấn công người bệnh.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp