Cách khắc phục cơn đau đầu trong mùa Hè

Nhiệt độ cao kết hợp ánh nắng gay gắt không tốt cho người dễ bị đau đầu

4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà

Người bị đau khớp gối nên tập luyện như thế nào?

Mẹo tránh đau đầu khi đi du lịch

Những điều cần biết về đau đầu kinh niên

Nguyên nhân khiến đau đầu phổ biến trong mùa Hè

Mất nước

Thời tiết nắng nóng khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hơn, dẫn tới mất nước và các chất điện giải. Nếu cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, khối lượng tuần hoàn giảm cũng như nồng độ một số chất điện giải trong cơ thể thay đổi. Đây là yếu tố khiến lượng máu lên não giảm, kích thích cơn đau đầu và đau nửa đầu

Áp suất không khí thay đổi

Những cơn dông mùa Hè có thể khiến nhiều người cảm nhận rõ ràng cơn đau đầu. Những thay đổi thất thường trong áp suất không khí ảnh hưởng tới hệ mạch máu trong cơ thể và cả não bộ của bạn. Mạch máu giãn ra bất thường có thể kích thích cơn đau đầu vận mạch, hay đau nửa đầu.

Ánh sáng

Ánh nắng mặt trời là một tác nhân kích thích đau nửa đầu

Ánh nắng mặt trời là một tác nhân kích thích đau nửa đầu

Có tới 60% người bị đau nửa đầu bị kích thích bởi yếu tố ánh sáng mạnh, hoặc bị nhức đầu sau khi đi nắng về. Họ cũng nhạy cảm với ánh sáng khi bị cơn đau tấn công. Nguyên nhân được cho là bức xạ ánh sáng xanh dương (tương tự như ánh sáng từ thiết bị điện tử) tác động tới mắt gây mỏi, khô mắt, đau đầu, cản trở giấc ngủ.

Thiếu ngủ

Một yếu tố khác có thể khiến cơn đau đầu thường gặp hơn trong mùa Hè là do chất lượng giấc ngủ suy giảm. Đêm Hè nóng ẩm khiến nhiều người trằn trọc, ngủ kém ngon hơn bình thường.

Hạ đường huyết

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người không có khẩu vị ăn uống, bỏ bữa. Nhiều người lại tìm tới thực phẩm có lượng đường cao, khiến đường huyết tăng nhanh và cũng giảm đột ngột. Hiện tượng hạ đường huyết có thể ảnh hưởng tới các hormone trong não bộ, khiến mạch máu giãn ra, tăng lưu thông máu, dẫn tới cơn đau đầu giật như mạch đập.

Phòng ngừa đau đầu trong tiết trời nắng nóng

Để hạn chế tần suất và mức độ đau đầu trong mùa Hè, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

Giữ cơ thể mát mẻ

Tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể gây say nắng, kiệt sức do nhiệt, với biểu hiện ban đầu là choáng váng, đau đầu. Bạn nên giữ thân nhiệt ổn định bằng cách làm mát cơ thể, trú tránh ở nơi có bóng râm. Chườm khăn lạnh lên đầu, cổ, hoặc buộc khăn ẩm quanh cổ có thể giúp hạn chế cơ thể tăng nhiệt quá đà.

Bảo vệ mắt

Đeo kính râm có khả năng chống tia UV, giảm độ chói khi di chuyển ngoài trời. Bạn cũng có thể đội mũ lưỡi trai, mũ rộng vành để bảo vệ mắt.

Uống đủ nước

Nhu cầu về nước trong những ngày hè nóng bức rất lớn, cần được bù đắp kịp thời

Nhu cầu về nước trong những ngày hè nóng bức rất lớn, cần được bù đắp kịp thời

Trong mùa Hè, bạn cần uống đủ 1,5-2l nước, thậm chí nhiều hơn nếu bạn hoạt động nặng và ra mồ hôi nhiều. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine có đặc tính lợi tiểu, khiến bạn dễ mất nước. Để bổ sung nước và chất điện giải nhanh, bạn có thể ăn bánh quy mặn và uống nước. Ngoài ra, đừng quên bổ sung nhiều rau củ quả mọng nước vào bữa ăn trong ngày.

Hạn chế hoạt động mạnh ngoài trời nắng nóng

Lịch tập thể dục đều đặn, ở cường độ phù hợp giúp bạn tránh các yếu tố kích hoạt cơn đau đầu. Bạn nên hoạt động ngoài trời, tập thể dục vào khung giờ buổi sáng hoặc chiều tối mát mẻ hơn.

Giữ phòng ngủ mát mẻ

Vào ban ngày, bạn nên đóng rèm, mành cửa phòng ngủ, chỉ mở cửa sổ vào ban đêm để giữ phòng mát mẻ. Đầu tư thêm quạt điện, điều hòa để ngủ ngon giấc trong mùa nắng nóng.

Ăn uống đúng giờ

Giữ đường huyết ổn định trong ngày giúp bạn hạn chế các cơn đau đầu hiệu quả. Bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa với thực phẩm giàu dinh dưỡng. Omega-3, magne và vitamin B2 là một vài dưỡng chất giúp cơ thể chống chọi với chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Nếu chẳng may bạn cảm nhận được cơn đau đầu do hạ đường huyết, hãy ăn các món ăn nhẹ giàu carbohydrate như chuối để nhanh chóng phục hồi.

 
Quỳnh Trang (Theo The Independent Pharmacy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp