Sốc phản vệ: Nỗi kinh hoàng của tất cả các bác sỹ!

Sốc phản vệ là sự cố không mong muốn trong y khoa

Sốc phản vệ khi mang thai phải làm sao?

Bé gái sốc phản vệ sau khi ăn cháo cá lóc

Vụ bệnh nhân tử vong sau tiêm: Chẩn đoán do sốc phản vệ không hồi phục

Nữ giáo viên bị tử vong sau khi tiêm thuốc: Bệnh viện K nói gì?

TS.BS Nguyễn Tiến Quang cho biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, nguy kịch và dễ nguy cơ tử vong, phát sinh khi có sự xâm nhập của dị nguyên vào cơ thể.

Sốc phản vệ có đặc điểm tăng tính thấm thành mạch, phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn (phế quản và ruột) dẫn đến truỵ tim mạch, suy hô hấp và rất dễ gây tử vong. Sốc phản vệ 2 pha là sốc phản vệ tái phát sau khi hết triệu chứng ban đầu, mà không tiếp xúc lại với chất gây dị ứng, chiếm tỉ lệ khoảng 20% các trường hợp sốc phản vệ. Sốc phản vệ pha 2 thường quay lại sau 1 - 8 giờ, có thể kéo dài 5 – 32 giờ. Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, hàm lượng, thời gian và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Phần lớn tử vong do sốc phản vệ là không thể dự báo trước được.

Dị nguyên gây sốc phản vệ thường có 4 nhóm chính, gồm: Thuốc (dị nguyên phổ biến nhất, trong đó shock phản vệ do thuốc cản quang chiếm tỉ lệ 1/5000 ); Thức ăn; Nọc côn trùng; Dị nguyên theo đường hô hấp (ví dụ phấn hoa), tương ứng với 2 con đường dị nguyên thâm nhập vào cơ thể, là đường tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da) và đường tiêu hoá, trong đó đường tiêm tĩnh mạch là phổ biến nhất.

Bệnh viện K cơ sở Tân Triều - Nơi nữ giáo viên bị tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc cản quang

Sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng”, nghĩa là với cùng một liều lượng, tốc độ và thời gian hấp thụ, phơi nhiễm, sốc có thể xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác. "Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, đây là yếu tố người thầy thuốc điều trị không thể xác định và tiên đoán. Do vậy không nên nghi ngờ hay vội vàng giải thích thiếu thận trọng các sự cố y khoa, đặc biệt các sự cố gây chết người do sốc phản vệ, là vì sai sót hay quy trách nhiệm cho người thầy thuốc. Phải nói rằng khi xảy ra những sự cố nghiêm trọng như vậy, nhất là khi sốc phản vệ cướp đi tính mạng của người bệnh, luôn là nỗi kinh hoàng, ám ảnh và là điều không mong muốn, ngoài năng lực dự đoán của tất cả các bác sỹ.

Về tỷ lệ sốc phản vệ do thuốc cản quang Ultravist dùng trong chẩn đoán hình ảnh, theo một thống kê quốc tế là có 10/1142 bệnh nhân, trong đó có tới 7 bệnh nhân tử vong trong vòng khoảng 5 ngày sau xuất hiện sốc. Hiện nay, do số bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh tăng nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang nói chung và Ultravist nói riêng cũng tăng. Nhiều trường hợp mặc dù phát hiện sớm, xử trí chính xác và kịp thời cũng không tránh khỏi tử vong.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng