Giun xoắn Onchocerca
Thiếu vitamin A có thể dẫn tới mù lòa!
Mắt điện tử giúp người đàn ông thấy lại gia đình sau 10 năm mù loà
20% trẻ em Việt Nam có nguy cơ mù lòa
Phát hiện mới trong chữa trị bệnh mù lòa
Giun xoắn Onchocerca
Bệnh giun xoắn Onchocerca volvulus dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng trong mắt, làm tổn thương các cấu trúc quan trọng và thường gây mù vĩnh viễn. Đây là nguyên nhân của khoảng 18 triệu người bị mù lòa, với 99% các trường hợp bệnh xuất hiện ở Châu Phi.
Ký sinh trùng này được truyền bởi loài ruồi đen sống gần nơi có nước. Chúng chích vào da và truyền những con giun chưa trưởng thành. Ấu trùng trưởng thành tạo ra hàng ngàn ấu trùng nhỏ gọi là vi giun xoắn, di chuyển khắp cơ thể. Khi đến mắt, chúng có thể gây viêm, tạo sẹo ở giác mạc và các mô sâu hơn của mắt bao gồm màng mạch và dây thần kinh thị giác.
Amip Acanthamoeba
Amip Acanthamoeba
Viêm giác mạc do amip Acanthamoeba gây ra. Chúng sống tự do trong đất, nước, bụi, bể bơi, ống nước nóng, trong nước biển hay thậm chí cả nước đun sôi. Viêm giác mạc do Ancanthamoeba có thể gặp ở những người khoẻ mạnh, trẻ và có khả năng miễn dịch tốt, đặc biệt hay gặp ở những người đeo kính áp tròng.
Các nguy cơ thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm giác mạc do Ancanthamoe như chấn thương trên giác mạc, đeo kính tiếp xúc, dùng nước bị ô nhiễm. Bệnh điều trị rất phức tạp do phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau như kháng sinh, kháng nấm và chống virus.
Giun tròn Baylisascaris procyonis
Giun tròn Baylisascaris procyonis
Loại giun này thường ký sinh trên gấu trúc. Tuy nhiên, nếu nó ký sinh trên người có khả năng gây mù, thương tổn thần kinh hoặc tử vong ở người.
Con người chỉ phát hiện ra bệnh sau khi ấu trùng giun di chuyển vào mắt hoặc não. Loại giun này nguy hiểm ở chỗ, trứng của nó có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường. Nếu được đặt trong môi trường ẩm thấp, trứng của loài giun này có thể được bảo vệ hơn năm năm.
Trypanosoma cruzi
Bọ xít Triatoma truyền bệnh Chagas
Đây là nguyên nhân gây ra bệnh Chagas, hay còn gọi là Trypanosomiasis Mỹ. Người mắc bệnh do tiếp xúc với phân bọ xít Triatoma - một loại côn trùng hút máu người và động vật.
Trypanosoma cruzi xâm nhập cơ thể người qua vết đốt, vết xước ở da (do ngứa gãi) hoặc qua kết mạc. Bệnh biểu hiện bằng phản ứng tại chỗ do sự xâm nhập của ký sinh trùng: Phù nề do viêm, nổi hạch trong vùng bị đốt (thường là vùng mặt với viêm mí mắt một bên).
Myiasis
Loài ruồi Myiasis
Myiasis gây bệnh nhiễm trùng do loài ruồi Myiasis đẻ trứng và lây nhiễm vào người thông qua vết thương hở, kết mạc mắt. Khi ấu trùng xâm nhập vào mắt sẽ gây tình trạng tầm nhìn mờ, bong võng mạc, tăng nhãn áp và dẫn đến mù lòa. Nếu phát hiện sớm, ấu trùng của loài này có thể bị tiêu diệt sạch sẽ bằng tia laser, nhưng nếu phát hiện muộn, nguy cơ tử vong là rất lớn.
Giun mắt Châu Phi
Ruồi truyền bệnh giun mắt
Giun xâm nhập cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Chúng khám phá vùng da dưới mắt của bạn, bò qua bò lại khiến bạn chẳng bao giờ có chút nghi ngờ nào trong nhiều năm. Quá trình phát triển đến giun trưởng thành là khoảng 5 tháng kể từ lúc ấu trùng nở. Mặc dù không làm giảm thị lực, nhưng tác tại của những con giun này là cảm giác cực kỳ đau đớn cho người bệnh, buộc phải phẫu thuật để "gắp" nó ra.
Giun đũa Toxocara
Giun đũa Toxocara
Giun Toxocara hay còn gọi là giun đũa chó mèo. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng giun đũa chó, mèo bị nhiễm trong thức ăn. Khi vào cơ thể người, trứng này nở ra ấu trùng. Ấu trùng giun đũa chó, mèo theo đường tiêu hóa hấp thu vào máu và có thể đi khắp nơi trong cơ thể... Loại giun đũa chó này có thể tạo kén ở não, ở gan và các cơ quan nội tạng. Đối với trẻ em, khi nhiễm, giun đi vào sau võng mạc làm nạn nhân mất dần thị lực và mù lòa.
Ấu trùng sán lợn
Ấu trùng sán lợn Taenia solium
Ấu trùng sán lợn có tên là Taenia solium, thường lây truyền từ người sang người thông qua thực phẩm chưa nấu chín. Trứng của nó thường tạo ra các u nang trong mô người, bao gồm cả trên não và mắt. Khi bị ấu trùng này tấn công, mắt sẽ bị mờ, bong võng mạc.
Giun tròn Thelazia
Giun tròn Thelazia
Giun tròn Thelazia gây bệnh ở mắt, ký sinh ở một số động vật có vú, được truyền qua trung gian ruồi Dipteran. Thelazia được phát hiện năm 1910, thường thấy ở vùng Viễn Đông. Bệnh này có thể được điều trị một cách dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ với điều kiện là phát hiện bệnh sớm.
Toxoplasmosis
Bệnh gây ra bởi loại ký sinh trùng mang tên Toxoplasma Gondii. Loại ký sinh này thường được tìm thấy ở một số động vật, đặc biệt là mèo. Việc bạn bị nhiễm Toxoplasma trong quá trình mang thai có thể sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng cũng có trường hợp thai nhi bị tổn thương nghiêm trọng ở não bộ và mắt.
Bình luận của bạn