Ngửi mùi mồ hôi, đoán bệnh tật

Mùi mồ hôi khó chịu khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp

Đổ mồ hôi, chớ coi thường!

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nhiều có bệnh không?

Mồ hôi vùng nách: Trị dứt điểm cách nào?

Mồ hôi có mùi khai: Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Sáu – Phó Trưởng khoa Lasez và Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu Trung ương: “Khi mồ hôi mới được tiết ra trên bề mặt, mồ hôi hoàn toàn không có mùi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy acid béo trong mồ hôi và khiến cơ thể “bốc mùi”. Không những thế, trên bề mặt da có khoảng 2 – 5 triệu tuyến mồ hôi với nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt và thải trừ các chất cặn bã, độc hại trong đó có ure. Mùa hè hoặc những ngày nắng nóng, nếu một ngày không tắm thì cơ thể cũng có thể có mùi khai như nước tiểu”.

Ngoài ra, người bị nhiễm độc urat trong mồ hôi có thể có mùi khai. Quá trình nhiễm độc này xảy ra khi bị rối loạn chuyển hóa chất urat trong cơ thể. Chất urat vốn có nhiều trong thức ăn, trong các chất protein. Khi cơ thể bị nhiễm độc, thận không kịp đào thải qua đường nước tiểu, chất này sẽ ứ lại trong máu, và thoát ra đường mồ hôi, dẫn đến mồ hôi có mùi khai như nước tiểu.

Mồ hôi có mùi khó chịu có thể tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Mồ hôi có mùi thuốc kháng sinh: Có nhiều loại thuốc kháng sinh khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh khiến nước tiểu và mồ hôi thường có mùi kháng sinh đặc trưng, rất khó chịu. Vậy nên, với những ai buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh nên uống nhiều nước, nước sẽ làm trung hòa lượng kháng sinh dư thừa trong cơ thể. Do đó sẽ hạn chế được mùi thuốc trong mồ hôi và nước tiểu.

Mồ hôi có mùi cá ươn: Bệnh nhân xơ gan mồ hôi thường có mùi cá ươn. Nguyên nhân là do khi bị xơ gan, gan chuyển hóa kém đi, khiến trong máu ứ lại các chất như axeton, các chất hóa học trung gian dẫn tới cơ thể phải thải ra qua đường mồ hôi. Những chất này tạo ra mùi tanh. Mùi mồ hôi tanh như mùi cá ươn còn xuất hiện ở những phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo loại Gardnerella Vaginalis. 

Ngoài ta, khi ăn những thực phẩm giàu cholin (lòng đỏ trứng, gan cá biển…) khi vào đại tràng sẽ phân giải thành Trimethylmine (TMA) – một hợp chất có mùi tanh cá. Nhờ enzymeflavin chứa monooxygenase 3 (FMO3), TMA bị phân hủy thành chất không mùi. Tuy nhiên có một số ít người bị thiếu enzyme FMO3 nên chất TMA còn lại theo đường máu đi khắp cơ thể và thải ra ngoài làm cho hơi thở, nước tiểu, mồ hôi có mùi tanh như cá ươn. Một số trường hợp mồ hôi có mùi cá ươn có thể do di truyền.…

Mồ hôi có mùi thơm: Theo lưu truyền Dương Quý Phi được vua mê mẩn không chỉ nhờ nhan sắc chim sa cá lặn mà cả vì mùi thơm quyến rũ của cơ thể nàng. Mồ hôi thơm như Dương Quý Phi tiềm ẩn điểu gì? Theo các nhà khoa học hiện nay, những người có mồ hôi có mùi thơm như Dương Quý Phi thường mắc bệnh đái tháo đường khi có nhiễm độc aceton.

Cách khử mùi mồ hôi trên cơ thể

Thường xuyên làm sạch vi khuẩn trên da với việc tắm rửa thường xuyên, rửa những vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.

Mùa hè, nên mặc quần áo bằng vải cotton cho thấm mồ hôi tốt và cần phải thay quần áo ngày vài lần để tránh mùi hôi từ quần áo. Nếu quần áo đã thấm mồ hôi thì bạn cần thay ngay khi về nhà. Quần áo thay ra phải ngâm xà phòng hoặc giặt ngay để vi khuẩn không có cơ hội gây mùi hôi.

Nên kiêng ăn các thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, cà ri, thịt chó, cá có mùi tanh nhiều...

Ngoài ra, để giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi và mồ hôi nặng mùi, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị tăng tiết mồ hôi. Các sản phẩm này có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại sẽ là sự lựa chọn đúng của người bị ra mồ hôi nhiều. Một số loại thảo dược như Sơn thù du, Hoàng Kỳ, Thiên môn đông… giúp làm săn chắc bề mặt da, điều hòa thân nhiệt, giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi của cơ thể. Đặc biệt, hiện nay một số chế phẩm có sự kết hợp của Magne clorua làm giảm sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, do đó, có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, chân, nách, trán, ngực, lưng… của trẻ một cách hiệu quả.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết