Muốn làm thiên tài: Tự kỷ
Người tự kỷ thông minh hơn
Những dấu hiệu bất thường cảnh báo con tự kỷ
Trẻ tự kỷ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa
Tưng bừng ngày hội yêu thương dành cho trẻ tự kỷ
Hồi học phổ thông, tôi có 2 người bạn thân bị tự kỷ. Họ kém giao tiếp trong xã hội và cũng sợ giao tiếp với những người lạ. Tôi chơi với họ là vì những điểm mạnh mà tôi không ngờ tới ở 2 người ấy.
Một anh bạn rất giỏi nhớ mọi thứ mà anh ấy được nghe, được đọc. Chỉ cần cậu ấy để tâm, các thông tin, (dù đôi khi là những con số khô khan như cột mốc ngày tháng của môn Sử ) sẽ được cậu ấy ghi nhớ đọc vanh vách khi chúng tôi cần. Trong môi trường giáo dục đặt nặng "học vẹt" thì việc có một bộ nhớ như thế là quá đủ để… chúng tôi yên tâm với các bài kiểm tra.
Cậu bạn còn lại thì rất giỏi sáng tạo. Hàng loạt đồ chơi, chương trình hội trại, trang trí lớp… chỉ cần qua những ý tưởng của cậu ấy bỗng trở nên độc đáo.
Hai nhà bác học nổi tiếng là Newton và Einstein cũng được cho là mắc bệnh tự kỷ. Einstein hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi trong giao tiếp, là một diễn giả nói năng lẩm cẩm, người nghe chẳng ai hiểu được.
Còn Newton là người nói năng khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ, lãnh đạm. Tính lập dị còn thể hiện ở chỗ khi ông thuyết giảng, tuy không còn ai nghe nhưng ông vẫn tiếp tục giảng trong một giảng đường không người.
Dù hai nhà bác học Newton và Einstein có bị tự kỷ đi chăng nữa thì họ chính là những người "điên" vĩ đại của nhân loại. Nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven (Đức), nhà văn George Orwell (Anh), thiên tài âm nhạc Mozart (Áo), nhà văn Hans Christian Andersen (Đan Mạch) là những tài năng có một số biểu hiện của bệnh tự kỷ. Chúng ta vẫn “nói vui” về các giáo sư là những người lẩm cẩm, hâm hấp, lập dị…
Tự kỷ đơn giản là một cách sống khác, một lối suy nghĩ khác mà khi số đông không hiểu được thì ngay lập tức dán cái nhãn "bị tự kỷ" lên đầu những người mà họ chứng kiến. Nhưng chính cách sống khác, suy nghĩ khác ấy đã đem lại những thay đổi lớn cho lịch sử nhân loại.
Bill Gates không đi theo lối thông thường mà bỏ học Harvard để rồi phát triển công nghệ số làm thay đổi toàn diện cuộc sống của loài người. Steve Jobs cũng nghĩ khác để tạo ra bước ngoặt…
Tôi cảm thấy tự hào và may mắn vì có 3 cậu bạn thân tự kỷ (lên Đại học tôi gặp anh chàng thứ 3 rất giỏi học Ngoại ngữ, ngôn ngữ). Có thể, mọi người nhìn cuộc sống của họ với ánh mắt kỳ thị nhưng tôi lại thấy họ sống trong thế giới hạnh phúc hơn, chân thật hơn.
Họ sống với những đam mê của mình, hài lòng với những “tác phẩm” của mình, thoải mái bộc lộ cảm xúc thật của mình…
Nhân “Ngày thế giới nhận biết chứng Tự kỷ”, xin chúc mừng nhé, 3 cậu bạn của tôi! Các bạn là những thiên tài, ít nhất là trong mắt tôi.
Bình luận của bạn