Vaccine ung thư vú an toàn đối với bệnh nhân ung thư vú di căn
Vaccine này được thiết kế để nhắm vào các protein có tên mammaglobin - A (chỉ có trong mô vú của người mắc bệnh ung thư vú). Khi vào cơ thể, vaccine sẽ kích thích một loại tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch tìm kiếm và tiêu diệt tế bào có chứa mammaglobin – A.
Theo nhóm nghiên cứu, loại vaccine này có triển vọng làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư vú trong cơ thể.
“Quá trình vaccine “săn lùng” mammaglobin – A diễn ra khá thú vị. Nó có thể tác động đến 80% tế bào ung thư vú nhưng lại không hề ảnh hưởng tới các mô khác”, William E.Gillanders - bác sỹ phẫu thuật ung thư vú, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
“Trên lý thuyết, cơ chế làm việc của vaccine cho phép giảm thiểu các tác dụng phụ”, William E.Gillanders nhấn mạnh, điều này đã được chứng minh trên 14 bệnh nhân ung thư vú di căn có mammaglobin – A trong mô vú được tiêm vaccine.
Ngoài ra, vaccine còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém hoặc từng thực hiện hoá trị. Một năm sau khi được tiêm vaccine, một nửa số tình nguyện viên không phát triển ung thư.
Cơ chế làm việc của vaccine cho phép giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân ung thư vú không tiết mammglobin – A, loại vaccine này sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thêm những tác động nhỏ do vaccine gây ra.
Các nhà khoa học đang lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm lâm sàng với quy mô lớn hơn ở những bệnh nhân ung thư vú mới được chẩn đoán.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Ngiên cứu Ung thư lâm sàng.
Bình luận của bạn