Thức ăn đường phố: “Sắp” an toàn!

Thức ăn đường phố được nhiều người tin dùng vì sự tiện dụng.

Thực phẩm Tết: Ăn gì hết lo?

Lập 6 Đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2015

Giám sát an toàn thực phẩm: ‘Chỉ mang tính tượng trưng”?

Thực phẩm Tết: Đến hẹn lại... lo

Thức ăn đường phố - nhiều người chuộng!

Thức ăn đường phố đang được nhiều người đặc biệt là giới bình dân lựa chọn vì những ưu điểm đa dạng về chủng loại, giá rẻ, mua bán nhanh chóng. Những bữa ăn sáng được cầm tay, những bữa trưa hoặc bữa tối “chớp nhoáng” trở nên phù hợp với cuộc sống vốn bận rộn của xã hội công nghiệp. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, thức ăn đường phố đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Người buôn bán thức ăn ở lề đường, vỉa hè đa phần có thu nhập thấp, chưa qua tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Để tăng lợi nhuận, không ít người lựa chọn nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc nguyên liệu kém chất lượng… Bên cạnh đó, thức ăn bày bán ở lề đường chịu tác động trực tiếp bởi thời tiết cũng như những yếu tố ô nhiễm khác từ môi trường làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ôi thiu… 

50% cơ sở không đảm bảo vệ sinh

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm: “Tỷ lệ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn vẫn còn khá phổ biến. Số liệu kiểm tra gần đây nhất trong quý 4/2014, các đoàn kiểm tra đã tiến hành thanh tra 16.125 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, qua đó phát hiện hơn 50% số cơ sở vi phạm. Các vi phạm chủ yếu là không ghi chép nguồn gốc thực phẩm; Các dụng cụ, túi đựng chất thải không hợp vệ sinh; Việc sử dụng nước và nước đá chưa phù hợp với quy định; Không sử dụng dụng cụ, găng tay khi tiếp xúc với thức ăn…”.

Tỷ lệ vi phạm kinh doanh thức ăn đường phố tại TP.HCM còn khá phổ biến

Theo phân tích của bà Mai, sở dĩ còn nhiều người kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm là vì họ chưa có kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, chính quyền các quận huyện chưa ban hành chính sách cụ thể hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh.

Mô hình điểm cần nhân rộng

Nhận thức được những tác động từ nguồn thực phẩm kém chất lượng đối với người tiêu dùng, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai mô hình điểm về thức ăn đường phố nhằm trang bị những kỹ năng, kiến thức và tập huấn an toàn thực phẩm cho những cơ sở buôn bán thức ăn đường phố.

Hiện thành phố đã triển khai 2 mô hình điểm về kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố đang thực hiện ở phường 12 (quận 4) và phường Tân Thành (quận Tân Phú) thu hút 195 cơ sở và 286 người tham gia. Tại hai khu vực này, tỷ lệ chấp hành các tiêu chí về đảm bảo an toàn thực phẩm đã được cải thiện, mang lại sự hài lòng cho cộng đồng.

Một điểm bán thức ăn đường phố (người bán mặc tạp dề, đeo khẩu trang, dùng găng tay gắp thức ăn). (Nguồn: SGGP)

Dự kiến trong năm 2015 TP.HCM sẽ xây dựng thêm 2 khu thức ăn điểm tại phường An Lạc A (quận Bình Tân) và phường 2 (quận 3). Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động, Chi cụ VSATTP kỳ vọng trong năm 2015 tất cả các phường của 24 quận huyện sẽ dần được kiểm soát về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

Theo TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): “Những thành công trong việc xây dựng 2 mô hình phường/xã điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Phú, phường 12 là những kinh nghiệm thực tiễn giá trị cần được phổ biến, nhân rộng để kiểm soát an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT”.
Gia Minh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn