- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Thực phẩm hữu cơ có giá thành khá đắt đỏ
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong thực phẩm hữu cơ
Vì sao thực phẩm hữu cơ "đắt giá"?
Thăm nông trại rau sạch thương hiệu điện tử Toshiba
Vụ rau sạch rởm: Siêu thị cũng làm ăn khuất tất
Rau sạch: "vàng thau lẫn lộn"!
Theo J.I Rodale - cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ, thực phẩm hữu cơ là nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Thay vì thuốc trừ sâu tổng hợp, người trồng trọt phải chịu thêm chi phí canh tác tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại...
Thêm vào đó, thời gian và công sức dành riêng cho nuôi trồng, vận chuyển và phân phối thực phẩm hữu cơ cũng không hề đơn giản. Chính vì vậy, người bán phải tăng giá để bù đắp phần vốn đã bỏ ra. Thậm chí, những người nông dân phải chịu thêm phí môi trường.
Nông trại thực phẩm hữu cơ ở Mỹ
Vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian, công sức trồng nên thực phẩm hữu cơ chỉ được bán ở các shop thực phẩm, siêu thị chứ không bán tràn lan trên thị trường. Dưới đây là những lý giải vì sao thực phẩm hữu cơ có giá cao như vậy.
1. Chứng nhận hữu cơ
Ngoài thị trường đang có hai loại thực phẩm hữu cơ là thực phẩm hữu cơ có chứng nhận và thực phẩm canh tác theo phương thức hữu cơ. Trong đó, các thực phẩm hữu cơ có chứng nhận được một tổ chức có thẩm quyền của quốc tế như USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), Ecocert (EU), IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác hữu cơ) đánh giá và cấp chứng nhận. Sản phẩm canh tác theo phương thức hữu cơ cũng làm theo các tiêu chuẩn của các tổ chức nói trên nhưng chưa có chứng nhận.
Có một số chi phí liên quan để đạt được chứng nhận hữu cơ. Trước khi cấp chứng nhận, cơ quan chứng nhận sẽ lấy mẫu đất, nước và rau củ đi phân tích trên 200 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của EU, Mỹ nếu đạt mới được chứng nhận. Quy trình này lặp lại mỗi năm và tiền lấy chứng nhận không hề nhỏ. Không chỉ chịu khoản phí hàng năm, các nông trại còn phải thuê thêm nhân công để theo dõi quá trình nuôi trồng, thậm chí là kỹ sư chuyên ngành theo đúng thủ tục để đạt được chứng nhận.
2. Làm cỏ bằng tay
Vì không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp (trong đó có diệt sâu bọ, diệt cỏ dại) nên người nông dân phải lao động thủ công. Thông thường, cây trồng hữu cơ được làm cỏ bằng tay, bắt sâu hoàn toàn thủ công nên chủ nông trại mất thêm chi phí thuê nhân công (không chỉ một người mà là một nhóm tuỳ vào diện tích canh tác).
3. Phân bón hữu cơ
Trang trại thông thường sử dụng phân bón hóa học giá rẻ. Ngược lại, thực phẩm hữu cơ phải được bón bằng phân hữu cơ. Trong quá trình canh tác, nhà đầu tư chỉ được dùng phân bón hữu cơ tự ủ theo quy trình hoặc phân hữu cơ có chứng nhận quốc tế. Nếu nông trại không thể sản xuất đủ phân bón thì phải đặt mua ở các nguồn cung cấp với giá thành rất cao (tính thêm cả công vận chuyển, kiểm định phân bón).
4. Không sử dụng chất kích thích sinh trưởng
Điều này có nghĩa là các loại cây trồng, vật nuôi phải mất nhiều thời gian chăm sóc trước khi thu hoạch. Như vậy sẽ phát sinh các phụ phí cho nhân công chăm sóc, phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi...
Bình luận của bạn