Suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em: Cần khẩn trương giải quyết

Trên toàn cầu, khoảng 1/5 trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do suy dinh dưỡng cấp tính nặng - Ảnh: UNICEF

Cục An toàn thực phẩm phát động Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển”

FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"

Dinh dưỡng lành mạnh, ngại gì bệnh tim!

Tiếp nhận dây chuyền lạnh và vật tư tiêm chủng từ Australia và UNICEF

Suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính nặng là dạng suy dinh dưỡng gây tử vong cao nhất, và là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với tính mạng của trẻ em. Trên toàn cầu, khoảng 1/5 trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do bệnh này gây nên. Bi kịch là trẻ em bị SDD cấp tính nặng thường không khỏe mạnh, khiến các em dễ mắc các bệnh thông thường như viêm phổi, tiêu chảy...

Theo UNICEF, có 90% trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở Việt Nam không được điều trị và giải pháp cho vấn đề này là cần có chính sách và luật pháp hỗ trợ. Không thể để trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng bị tử vong trong khi bệnh này có thể điều trị được.

Thách thức mà Việt Nam cần phải đối mặt chính là làm thế nào để có thể tìm ra và thực hiện các giải pháp thiết thực, cấp bách để giảm nhanh số trẻ em bị SDD cấp tính nặng. Theo số liệu của giám sát dinh dưỡng thường niên được thực hiện gần đây nhất, ước tính có khoảng 230.000 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng. Nhóm trẻ này có nguy cơ tử vong vì các bệnh thông thường cao gấp ít nhất 12 lần.

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam

Trong khi đó, SDD cấp tính nặng có thể điều trị. Các gia đình có con bị SDD cấp tính nặng cần phải  tiếp cận được với các sản phẩm điều trị lâm sàng đã được WHO và UNICEF phê duyệt. Trên toàn cầu, có 25 quốc gia - trong đó có Campuchia, đã đưa các sản phẩm điều trị cho trẻ SDD cấp tính nặng vào danh mục thuốc thiết yếu quốc gia. 

Để đảm bảo mọi trẻ em mắc SDD cấp tính nặng đều được điều trị, không phân biệt dân tộc hay tình trạng kinh tế xã hội, UNICEF khẩn thiết kêu gọi Bộ Y tế, Chính phủ và Quốc hội đảm bảo có các chính sách và pháp luật hỗ trợ, bao gồm cả Luật Khám, chữa bệnh sắp được sửa đổi: Công nhận SDD cấp tính nặng là một căn bệnh; Xác định các sản phẩm điều trị SDD cấp tính nặng là thuốc; Điều trị SDD cấp tính nặng được bảo hiểm y tế chi trả.

Theo đại diện của UNICEF, bằng cách thực hiện những thay đổi chính sách cụ thể này, Việt Nam sẽ giảm đáng kể gánh nặng do bệnh SDD cấp tính nặng gây ra.

 

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, trong đó có Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn