5 yếu tố trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bé

Những gì người mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sơ sinh

Waxing vùng bikini khi mang thai có an toàn?

5 dưỡng chất tự nhiên giúp giảm triệu chứng của buồng trứng đa nang

Dòng chảy Sức khỏe+: Phát hiện hạt không khí ô nhiễm trong não và phổi thai nhi

Những việc nhà mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn

DNA

Gen di truyền được tạo thành từ DNA có vai trò đặc biệt quan trọng đến ngoại hình của con bạn. DNA từ bố và mẹ có thể giúp xác định màu tóc, màu da, chiều cao, cân nặng, thậm chí là má lúm đồng tiền ở thai nhi. Tùy từng đường nét bên ngoài sẽ phụ thuộc vào việc gen đó trội hay lặn.

Caffeine

Nếu thai phụ uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine (từ cà phê, trà xanh, trà đen) có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh, khiến trẻ nhỏ và gầy hơn bình thường. Phụ nữ mang thai không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 1 cốc cà phê phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan).

Rượu

Uống rượu khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của bé

Uống rượu khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của bé

Theo các nghiên cứu, uống rượu khi mang thai có thể gây ra hội chứng rượu bào thai (FAS), khiến trẻ sơ sinh có những bất thường trên khuôn mặt như mắt nhỏ, môi mỏng, đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến trí tuệ, nhận thức của thai nhi, nguy cơ trẻ sơ sinh thiểu năng trí tuệ.

Lượng đường nạp vào cơ thể

Cảm giác thèm ăn khi mang thai là điều bình thường, tuy nhiên người mẹ nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và ngoại hình của thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ (GDM) hay mức đường huyết cao trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho thai nhi bằng cách tích tụ dưới dạng chất béo trong cơ thể bé, khiến bé có nguy cơ cao bị đái tháo đường, béo phì và vàng da.

Vì vậy người bị đái tháo đường thai kỳ nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, tập thể dục nhẹ nhàng và thăm khám định kỳ.

Yếu tố không khí

Trọng lượng của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ tăng 10microgram ô nhiễm không khí/trên m³ không khí thì khối lượng của trẻ sơ sinh trung bình giảm đi 8,9gram. Vì vậy, Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiếp xúc với những nơi không khí ô nhiễm, tránh ra ngoài vào những ngày chất lượng không khí xuống thấp. Bên cạnh đó, thai phụ nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để chống lại tác động của môi trường đến thai nhi.

 
Nguyễn Thanh (Theo boldsky.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ