FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đề xuất một bộ tiêu chuẩn mới đối với thực phẩm dán nhãn "lành mạnh"

FDA: Nguy cơ bùng phát Norovirus từ thói quen ăn hàu sống ở Mỹ

Mỹ: FDA cảnh báo kết quả sai từ xét nghiệm COVID-19 chưa cấp phép

Hội đồng FDA khuyến nghị dùng vaccine Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổi

FDA cấp phép tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 3 cho đối tượng nào ở Mỹ?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, nhãn "healthy" (tức lành mạnh) trên thực phẩm cho phép người tiêu dùng dễ dàng hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe. Tiêu chuẩn áp dụng thuật ngữ "lành mạnh" dành cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp được cơ quan này đưa ra vào năm 1994.

Vào thời điểm đó, xu hướng dinh dưỡng nổi bật là "low-fat" (ít chất béo). FDA cũng đã tiếp cận theo hướng này, rút gọn định nghĩa tiêu chí "lành mạnh" dựa trên một số nhóm dưỡng chất riêng biệt, thay vì thực phẩm mà chúng ta ăn. Theo tiêu chí có tuổi đời 28 năm này, thực phẩm "healthy" phải có tổng lượng chất béo thấp, hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol và muối; đồng thời chứa hàm lượng tối thiểu vitamin A, C, calci, sắt, protein và chất xơ hòa tan.

Với bộ tiêu chí cũ, những thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, quả hạch, dầu olive, cá hồi… không được coi là "lành mạnh", dù chúng chứa các chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch. Trong khi đó, hàng loạt sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp, được thêm chất xơ, đường, vitamin và khoáng chất… lại đạt chuẩn.

Ngành khoa học về dinh dưỡng đã phát triển nhanh, đòi hỏi FDA phải cập nhật, thay đổi định nghĩa của mình. Ngoài ra, trong tiêu chí mới, FDA tập trung vào các nhóm thực phẩm và thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe, để cơ thể hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Để được dán nhãn "lành mạnh", thực phẩm phải chứa một lượng nguyên liệu nhất định từ ít nhất một trong các nhóm thực phẩm như trái cây, rau củ, chế phẩm từ sữa, ngũ cốc và protein. Đây là 5 thực phẩm được khuyến nghị cho chế độ ăn người Mỹ trong giai đoạn 2020-2025. Như vậy, mọi loại hoa quả, rau củ tươi (nguyên quả) sẽ được coi là thực phẩm "lành mạnh".

FDA đề xuất thực phẩm đáp ứng tiêu chí phải chứa không quá 230mg natri (có trong muối ăn) và 2,5gr đường phụ gia (vốn không có trong tiêu chuẩn cũ). Thay vì tập trung vào tổng lượng chất béo có trong thực phẩm, FDA khuyến nghị ưu tiên thay chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa.

Đề xuất của FDA được đưa ra vào cuối tháng 9, được đánh giá là thay đổi cần thiết để giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu tiên. Các doanh nghiệp mong FDA đưa ra bộ tiêu chí vừa rõ ràng, thống nhất cho tất cả các nhà sản xuất; vừa dễ hiểu với người tiêu dùng.  

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý