- Chuyên đề:
- Tăng cường thính lực
Một số loại thảo dược như cối xay, vẩy ốc giúp tăng cường sức khỏe đôi tai
Nguy cơ bị điếc khi dùng mũ len gắn hộp âm thanh
Nghe tai phone suốt đêm liệu có bị điếc tai không?
5 loại thuốc "không đội trời chung" với đôi tai
Điếc đột ngột – đừng vội tuyệt vọng!
Theo TS. Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng khoa A9 Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, dưới góc nhìn của Đông y, thận có chức năng tàng tinh, chủ cốt tủy, chủ về sinh dục phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thủy, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm, vinh nhuận ra tóc. Thận tàng tinh nghĩa là tinh tiên thiên, tinh hậu thiên tàng trữ ở thận, tinh sinh khí (thận khí). Thận chủ cốt (xương cốt), sinh tủy (tủy nằm trong xương, dinh dưỡng xương) thông với não (não là bể của tủy). Như vậy, thận chủ não tủy nghĩa là không ngừng bổ sung tinh tủy cho não và thận khí thông với tai, nên thận khí sung hòa thì tai nghe được ngũ âm. Khi thận hư, não không được nuôi dưỡng tốt, can đởm hỏa vượng... gây chứng ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung), trong điều trị cần bổ thận thanh can và trọng dụng các vị như kỷ tử, thục địa, cẩu tích, cốt toái bổ, cối xay, đan sâm...
Sự kết hợp giữa cây cối xay - một cây thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, ù tai, đau tai, với các dược liệu khác có tác dụng bồi bổ can thận, đặc biệt là bổ thận dương và thận âm, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng sức khỏe, tăng cường thính lực cho đôi tai… như vảy ốc, cốt toái bổ, câu kỳ tử, đan sâm…
Cây cối xay - vị thuốc quý giúp điều trị bệnh lý về tai
Theo Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (GS.TS Đỗ Tất Lợi) và Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi) viết: Vảy ốc (Ficus pumila L.) có tác dụng bổ thận giúp giảm ù tai, tăng thính lực của tai; Tác dụng hoạt huyết giải độc, tiêu thũng giúp giảm sưng viêm trong các trường hợp viêm tai. Cốt toái bổ (Drynaria fortune (Kze) có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá ứ huyết, chỉ huyết do đó được sử dụng chữa thận hư, ù tai, tụ máu… Câu kỷ tử (Lycium chinense Mill) có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm chậm sự suy lão ở người già, bổ can thận âm, ổn định khí huyết giúp giảm hẳn các tình trạng tai ù, đầu váng tai điếc, mắt mờ không nhìn rõ. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, tiêu sưng, giảm đau giúp giảm các triệu chứng đau, sưng, viêm ở những bệnh nhân viêm đau tai…
Ngoài ra, L-carnitine fumarate - một acid amin đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các acid béo của ty thể, một quá trình cần thiết cho quá trình oxy hóa acid béo và giải phóng năng lượng cho tế bào. Vì vậy, việc bổ sung L-carnitine fumarate là rất quan trọng để tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Trong lúc bệnh suy giảm thính lực không những có chiều hướng gia tăng (do tuổi thọ tăng, quá trình lão hóa và các bệnh mạn tính không lây nhiễm) mà còn có xu hướng trẻ hóa (do ô nhiễm môi trường: Tiếng ồn trong nghề nghiệp, vui chơi giải trí, thói quen đeo tai nghe – headphone...) thì sự ra đời của một sản phẩm thực phẩm chức năng kết hợp các vị thuốc Đông y đã được sử dụng nhiều năm trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý tai nói chung và suy giảm thính lực nói riêng là một lựa chọn an toàn, góp phần làm vơi bớt nỗi lo cho cộng đồng. Các vị thuốc Đông y cần đặc biệt chú ý là cối xay, vẩy ốc – 2 vị thuốc quý, có bề dày kinh nghiệm sử dụng từ xa xưa trong điều trị các bệnh lý về tai, tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm nhiễm).
Bình luận của bạn