Tác động của mãn kinh lên từng bộ phận cơ thể (P2)

Tâm trạng căng thẳng trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến ruột.

Tác động của mãn kinh lên từng bộ phận cơ thể

"Khô hạn" vùng kín khi mang thai phải làm thế nào?

“Tạm biệt” cơn bốc hỏa khó chịu

Mãn kinh: Đừng chủ quan với các cơn “bốc hỏa”!

4. Tim – Đánh trống ngực

Thiếu estrogen kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, khiến tim đập nhanh, đập thình thịch và không đều.

5. Phổi – Dị ứng

Hệ miễn dịch và các nội tiết tố có mối quan hệ vô cùng khăng khít, vì thế, sự thay đổi các nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da.

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên 40 tuổi, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh. Theo Hội Tim mạch thế giới, bệnh tim mạch giết chết 8,6 triệu phụ nữ mỗi năm, chiếm 1/3 các ca tử vong của phụ nữ trên toàn thế giới.

6. Đau vú

Sự biến động hormone gây mất cân bằng progesterone khiến bầu ngực to ra (do tăng tế bào mỡ, tích nước), gây cảm giác căng và đau tức.

 7. Tăng nhiệt độ cơ thể

Khi mức estrogen giảm, tuyến dưới đồi khiến não bộ nghĩ rằng bạn đang bị nóng và tăng tiết mồ hôi.

Nhiệt độ cơ thể cũng có thể tăng đột ngột bắt đầu từ mặt, cổ, ngực và lan sang các bộ phận khác, kèm theo đó là đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim.

Đổ nhiều mồ hôi và các cơn nóng bừng là dấu hiệu điển hình của thời kỳ mãn kinh

 8. Bụng, ruột

Tăng cân: Khi estrogen giảm, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại, vì thế, phụ nữ cần ít calorie hơn để tránh tăng cân. Tâm trạng căng thẳng cũng làm tăng mức độ cortisol – thúc đẩy sự tích tụ chất béo quanh bụng.

Đầy hơi: Estrogen quan trọng trong việc duy trì lượng nước và mật trong cơ thể. Khi estrogen thay đổi, cơ thể tích nước nhiều hơn, đồng thời, lượng chất béo được tiêu thụ cũng giảm đi do mật được tiết ít hơn, gây ra đầu hơi.

Hội chứng ruột kích thích: Các cơ trong ruột có thụ thể estrogen, sự giảm sút estrogen có thể làm giảm trương lực cơ, gây khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Tâm trạng căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến ruột.

Chuột rút: Sự bất thường của các hormone có thể gây chuột rút, đau ở vùng bụng dưới.

9. Da, móng

Ngứa da: Cơ thể cần estrogen để sản xuất collagen (protein dạng sợi giúp da đàn hồi) và bôi trơn. Vì vậy, giảm estrogen khiến da bị khô, bong tróc và ngứa. Sự giảm sút collagen diễn ra mạnh nhất ở thời kỳ đầu mãn kinh.

Sự suy giảm collagen khiến móng tay, móng chân giòn và dễ gẫy

Móng tay giòn: Sự thiếu chất bôi trơn tự nhiên cũng khiến móng tay bị giòn và dễ gẫy.

10. Cơ, khớp

Đau cơ: Estrogen có tác dụng làm dịu do làm giảm nồng độ hormone stress cortisol. Tất cả các cơ bắp đều có thụ thể estrogen do đó ít bị đau đơn do căng cơ.

Đau khớp: Nồng độ estrogen thấp trong kỳ mãn kinh có thể làm trầm trọng cơn đau khớp khoặc kích hoạt viêm khớp mạn tính.

Mãn kinh nên dùng TPCN nào? (P1) - Ảnh 9

Thực phẩm chức năng Viên nén Ỷ Lan:

Thành phần: Gồm các loại thảo dược tự nhiên như Hà thủ ô đỏ, mầm Cải củ, lá Sen bánh tẻ, lá Dâu non… kết hợp với các nguyên liệu quý như Delta-Immune, DHEA, Pregnenolone…

Công dụng:

- Giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố.

- Giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân cho phụ nữ.

- Giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như bốc hỏa, lo âu…

- Giúp phòng ngừa khô âm đạo, loãng xương…

- Giúp làn da mịn màng, mềm mại và tươi trẻ.

- Giúp tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo: 2025/2014/XNQC-ATTP.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

**Thông tin về sản phẩm phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết