- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Táo bón kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ
Bác sỹ cảnh báo: Thụt hậu môn nhiều cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ táo bón nặng thêm
Trải nghiệm của ông bố chăm con táo bón
Mẹ nên làm điều này để bé hết ngay táo bón, khôn lớn từng ngày!
Cách trị táo bón nhanh nhất ở trẻ tiểu học (6 - 8 tuổi)
Táo bón ở trẻ em và những tác hại không thể coi thường
Táo bón là nỗi ám ảnh của nhiều trẻ vì dễ khiến trẻ bị đau do nứt hậu môn, thậm chí chảy máu khi đi ngoài. Trẻ càng nín nhịn, phân càng ở lâu trong cơ thể, trở nên lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Điều đó càng làm bé sợ đi ngoài và nhịn đi ngoài nhiều hơn.
Nếu vòng luẩn quẩn này cứ tiếp tục tiếp diễn, các khối phân đóng cứng trong trực tràng sẽ lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (dân gian thường gọi là ị đùn).
Cũng có trường hợp bé bị táo bón lâu ngày nhưng lại có triệu chứng là đi ngoài nhiều. Theo bác sỹ Trần Văn Phúc – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, từng có trường hợp cháu bé bị đau bụng dai dẳng trong vòng 1 năm, kèo theo đi ngoài nhiều lần/ngày. Kết quả siêu âm cho thấy bé bị táo bón, nhưng khi được bác sỹ giải thích về tình trạng này, người mẹ của cháu không khỏi băn khoăn vì gia đình đã đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện nhưng các bác sỹ nhi không chẩn đoán con bị táo bón. Tuy nhiên, kết quả chụp phim X-quang bụng một lần nữa lại cho thấy, một lượng lớn phân nằm trong trực tràng của em bé.
Đi ngoài nhiều lần trong ngày vẫn có thể là triệu chứng của táo bón
Theo BS. Phúc, “trực tràng không phải là ‘cái kho’ chứa phân, nên khi trẻ đi ngoài xong mà vẫn còn thấy nhiều phân trong đó, thì tình trạng táo bón đã trở nên rất nặng”. Thực tế, có nhiều trẻ khi bị táo bón, phân được tích lại trong trực tràng, từ đó kích thích hậu môn, gây cảm giác buồn đi ngoài. Do vậy, một số trẻ bị táo bón lại đi ngoài nhiều lần mỗi ngày.
Nếu phân bị ứ đọng lâu ngày ở trực tràng có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như gây cản trở quá trình lưu thông máu, gây bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng như sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
Nguyên do là vì, phân khô cứng và tích tụ lâu sẽ chứa nhiều độc tố và tác nhân gây ung thư như dexycholic acid và NOCs. Ủ phân lâu trong trực tràng khiến chúng dễ dàng làm các thành mạch niêm mạc bị nhiễm độc. Không chỉ vậy, chứng táo bón kéo dài còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ, gây đầy bụng, chướng bụng khiến trẻ hay khó chịu, cáu gắt, tâm tính thất thường.
Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, bỏ bữa hoặc ăn ít đi. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến sức khỏe và thể trạng của bé bị sa sút, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…
Pubokid Gold – giải pháp giúp trẻ hết ngay táo bón
Để chống lại chứng táo bón ở trẻ em, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, khuyến khích trẻ tăng cường vận động, tập thói quen đi vệ sinh đều đặn…, các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung chống táo bón tự nhiên, an toàn với sức khỏe của trẻ. Tiêu biểu là cốm TPCN Pubokid Gold chứa ImmuneGamma - phát minh mới trong công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ nhỏ. Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm, Pubokid Gold giúp giảm táo bón ở trẻ nhỏ, các thành phần như lysine, kẽm, magne giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cho bé ăn ngon hết táo.
Hoài Thương H+
Bình luận của bạn