Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp” - Ảnh: Báo Chính phủ
Cục Quản lý Dược tăng cường kiểm tra đột xuất và định kỳ chống thuốc giả
Bộ Y tế bổ nhiệm lại chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý Dược
Cục Quản lý Dược cảnh báo loạt thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc
Cảnh báo phát hiện 4 lô thuốc giảm đau Ophazidon giả
Còn nhiều thuốc và mỹ phẩm không đạt chất lượng
Buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng là một trong những vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến kinh tế, sức khỏe, tính mạng của người dân, cũng như lợi ích người tiêu dùng.
Để tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, thời gian qua, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành có liên quan, các tổ chức hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược cũng như người dân đã triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ, các chiến dịch nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng.
Số liệu tổng hợp về một số kết quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dược phẩm, mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược trình bày tại Hội thảo cho thấy tỷ lệ thuốc và mỹ phẩm không đạt chất lượng trên mẫu kiểm tra chất lượng tuy có giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn cao.
Tại sao còn nhiều thuốc và mỹ phẩm không đạt chất lượng?
- Việt Nam là nước có đường biên giới dài, khó kiểm soát nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của nạn buôn lậu từ các nước, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới. Bên cạnh đó, với yêu cầu mở cửa, hội nhập, thủ tục kiểm soát nhập khẩu ngày càng được miễn giảm, tăng nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu xâm nhập vào thị trường nội địa.
- Thuốc là loại hàng hóa có giá trị lớn, trong khi đó khối lượng, thể tích lại rất nhỏ, rất dễ vận chuyển, che dấu tránh được sự phát hiện của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát.
- Sản xuất, buôn bán thuốc giả là một hoạt động phi pháp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Việc sản xuất thường do các tổ chức, cá nhân không có chuyên môn, sản xuất chui, không cần nhà xưởng, thiết bị hiện đại....
- Các doanh nghiệp đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc đã chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về mua bán thuốc từ các cơ sở được cấp phép, mua bán thuốc có hóa đơn, chứng từ xác định nguồn gốc, xuất xứ của thuốc đã tạo điều kiện cho việc thuốc giả thâm nhập vào hệ thống kinh doanh thuốc hợp pháp. Người dân, doanh nghiệp chưa ý thức đầy đủ trong việc cảnh giác với thuốc giả.
- Hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền diễn ra phức tạp trên môi trường internet. Trong đó, có rất nhiều website đặt server tại nước ngoài, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.
- Đối với mỹ phẩm:
+ Kinh doanh mỹ phẩm không phải là ngành kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp dễ dàng thành lập với chức năng kinh doanh mỹ phẩm; Đồng thời cũng dễ dàng chấm dứt hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có được lợi nhuận mong muốn. Vì vậy, một số doanh nghiệp không quá quan tâm vào việc nắm vững và tìm hiểu kỹ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực mỹ phẩm dẫn đến việc tuân thủ các quy định về mỹ phẩm còn hạn chế.
+ Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về mỹ phẩm vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với vi phạm pháp luật về mỹ phẩm.
+ Sau dịch COVID-19 các hình thức kinh doanh mỹ phẩm qua hệ thống mạng xã hội, sản giao dịch điện tử ngày càng phát triển. Khi phát hiện vi phạm kinh doanh mỹ phẩm trên sản thương mại điện tử (như shopee, lazada...) chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm... Bộ Y tế rất khó để xử lý vi phạm.
Các đề xuất, giải pháp trong thời gian tới
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm.
2. Tiếp tục triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.
3. Tăng cường hơn công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành, đặc biệt tổ chức nhiều hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm giữa các đơn vị, tạo sự răn đe đối các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý thức chưa cao. Phát huy vai trò của đơn vị được giao làm đầu mối trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng gia tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh thành .
4. Công tác truyền thông: Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc kém chất lượng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thường xuyên cập nhật danh sách các nhà máy có thuốc vi phạm chất lượng; Các thuốc, mỹ phẩm vi phạm chất lượng; Thuốc, mỹ phẩm thu hồi, thuốc giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ lên website của Cục Quản lý Dược.
5. Hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin: Tham gia các Dự án, tổ chức hoạt động trong khu vực (chia sẻ thông tin), toàn cầu liên đến phòng chống thuốc giả. Phối hợp chặt chẽ với các nước có chung quan đường biên giới, các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông trong công tác phòng chống thuốc giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo 389 từ Trung ương đến địa phương trong công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các đơn vị đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo 389 từ Trung ương đến địa phương trong công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các đơn vị đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
(Theo Cục Quản lý Dược)
Bình luận của bạn