Tại sao người bệnh đái tháo đường cần giữ đường huyết ở mức an toàn?

Người bệnh đái tháo đường cần cố gắng kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa biến chứng

Người mệt mỏi, đường huyết cao trên 200 mg/dl phải làm sao?

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì khi tập thể dục?

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với ung thư, sa sút trí tuệ

Mắc đái tháo đường: 8 sai lầm khi dùng máy đo đường huyết

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế, chỉ số đường huyết an toàn được đánh giá như sau:

- Đường huyết lúc đói: 80 - 130mg/dL (4,4 - 7,2mmol/L).

- Đường huyết sau ăn 1 - 2 giờ: < 180mg/dL (10,0mmol/L).

Mức đường huyết an toàn này sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các bệnh khác hoặc các biến chứng kèm theo.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần giữ đường huyết ở mức an toàn?

Việc duy trì mức đường huyết an toàn sẽ giúp người bệnh đái tháo đường có đủ năng lượng hoạt động trong cả ngày dài, giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng và các bệnh cơ hội khác.

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý duy trì đường huyết ở mức an toàn

Khi đường huyết thấp hơn mức an toàn, người bệnh sẽ gặp triệu chứng hạ đường huyết điển hình như choáng váng, toát mồ hôi, run rẩy, đói… thậm chí ngất hoặc tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Tình trạng này hay gặp khi người bệnh ăn kiêng không hợp lý hoặc dùng thuốc sai chỉ định của bác sỹ.

Trong khi đó, nếu đường huyết vượt ngưỡng 14mmol/L, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng cấp tính nguy hiểm như nhiễm toan ceton, hôn mê...

Về lâu dài, đường huyết cao còn khiến mạch máu bị tổn thương, gây biến chứng trên tim mạch, thần kinh, thận... Khi đó, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì vừa phải tìm cách kiểm soát đường huyết, vừa phải điều trị biến chứng.

Làm sao duy trì chỉ số đường huyết an toàn?

Giữ đường huyết ổn định không khó nếu bạn thực hiện theo 5 lời khuyên dưới đây:

- Dùng thuốc đúng chỉ định và tái khám theo lịch hẹn: Không tự ý tăng giảm liều, uống thêm thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ. Tái khám 1 tháng/lần để theo dõi hiệu quả điều trị và có thay đổi nếu cần.

- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt như cam, bưởi; Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như cơm, bún, miến, nước ngọt... Chú ý trong bữa ăn nên ăn rau trước để làm chậm hấp thu glucose từ các thực phẩm khác.

- Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng sử dụng đường tại mô cơ và giảm kháng insulin hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc: Mỗi đêm bạn nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng, duy trì thời gian ngủ cố định mỗi ngày, không nên thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày vì khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và uể oải hơn.

- Kết hợp thảo dược hỗ trợ điều trị đái tháo đường như lá xoài, mướp đắng, quế chi, lá neem, hoàng bá… Các thảo dược này đã được chứng minh giúp tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn cả trước và sau khi ăn, hạn chế tác dụng phụ và giảm liều thuốc Tây mà không cần ăn uống quá kiêng khem.

Vi Bùi H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - Hỗ trợ hạ và kiểm soát đường huyết

Với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, Glutex giúp hỗ trợ:

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết