Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ bú bình lúc trẻ đang khóc
Kỳ lạ với bé 3 ngày tuổi tự bú bình
Phòng sâu răng do bú bình
Trẻ bú bình dễ bị tắc nghẽn tiêu hóa
Trẻ được bú mẹ sẽ thông minh và giàu có hơn
Bé bị sặc vì cách bú bình sai
Sau 6 tháng nghỉ sinh, khi mẹ quay trở lại với công việc cũng là lúc con làm quen với chế độ sinh hoạt mới. Thay vì bú mẹ thì con sẽ phải bú bình. Điều khó khăn là không phải bé nào cũng dễ dàng thích nghi với sự thay đổi này và không phải cha mẹ nào cũng biết cách cho con bú bình đúng cách.
Vì phải đi làm nên từ tháng thứ 3, vợ chồng chị Kim Thanh (Dịch Vọng, cầu giấy) phải tập cho con cách bú bình. Vì chưa có kinh nghiệm nên anh chị phải lên mạng để tìm hiểu kinh nghiệm. Chẳng hiểu sao khi cho bé bú bình, bé không chịu bú, có hôm chịu bú một chút thì bị sặc, bé ho đến tím tái cả người. Anh chị phải đưa con đến bệnh viện cấp cứu may mà bé không sao. Hỏi bác sỹ vì sao con bị sặc sữa, chị mới biết do chị ép con bú bình lúc con đang khóc.
Cha mẹ không nên để cho bé vừa ngủ, vừa bú bình
Theo Bác sỹ Phó Đức Nhuận – Bệnh viện Phụ sản Trung ương: “Sặc sữa khi bú bình thường do các nguyên nhân sau: Mẹ vừa cho con bú vừa nói chuyên với trẻ, trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Một số gia đình mua phải núm cao su có lỗ thông quá rộng, sữa chảy nhiều, chảy mạnh khiến trẻ không nuốt kịp. Ngoài ra, lúc trẻ đang khóc, cha mẹ vẫn ép con bú cũng có thể gây sặc. Khi trẻ bị sặc, nếu không được sơ cứu kịp thời thì trẻ dễ tử vong hoặc khi ngưng thở rồi mà được cứu sống cũng sẽ để lại những di chứng về não thiếu oxy não trong lúc ngưng thở. Nhẹ là liệt một chi nào đó, còn nặng sẽ bị chậm phát triển tâm thần, sống đời sống thực vật".
Trẻ bú bình an toàn: Mẹ cần làm gì
Kiểm tra núm ti của bình sữa: Mẹ phải thường xuyên kiểm tra núm ti của bình trước khi cho bé bú để đảm bảo chúng luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Nếu phát hiện núm ti có bất kì vết rách nào kể cả một vết nứt nhỏ bạn cũng nên thay thế bằng chiếc mới. Nếu bé phải tiếp nhận một lượng sữa nhiều hơn bình thường, nguy cơ bé bị sặc sữa sẽ rất cao.
Kiểm tra bình sữa trước khi cho con ăn: Nên dốc ngược bình sữa xuống trước khi cho con ăn. Phương pháp này giúp ban định hình được tốc độ dòng chảy của sữa. Sữa trong bình chảy ra theo tốc độ mỗi giây một giọt, nếu nahnh hơn mẹ nên thay núm vú khác. Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc chưa cứng cáp thích hợp với núm ti loại nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm.
Tư thế cho con bú bình chuẩn: Bạn nên dùng khuỷu tay nâng đầu bé cao hơn so với phần còn lại của cơ thể, cầm bình sữa chếch một góc 45 độ C so với miệng của bé. Cách làm bày giữ cho núm ti luôn đầy sữa và ngăn bé nuốt phải không khí trong khi ăn đồng thời tốc độ dòng sữa cũng không quá nhanh.
Mẹ hãy luôn giữ bé ở tư thế thoải mái nhất khi cho bé bú
Cho trẻ bú theo nhu cầu: Mỗi đứa trẻ có một nhu cầu về năng lượng khác nhau nên các con cũng sẽ bú lượng sữa theo khác nhau. Cho trẻ bú khi trẻ đòi, không ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no. Vì như thế có thể khiến dạ dày của con quá tải, gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.
Theo dõi trong khi bé ăn: Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc cho con ăn lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa. Bố mẹ cũng không nên dọa nạt, ép bé ăn. Hãy để bé ăn từ từ. Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc sẽ dễ khiến sữa lọt vào đường thở.
Bình luận của bạn