- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Cần lưu ý khi pha sữa cho bé bú bình
Những sai lầm khi pha sữa cho con
7 lỗi thường mắc khi pha sữa bột cho con
Pha sữa công thức như thế nào là phù hợp nhất?
Phòng sâu răng do bú bình
1. Cho bé ăn mỗi khi bé khóc:
Nên nhớ trẻ không chỉ khóc vì đói, mà đôi khi do bé không thoải mái với ngoại cảnh hoặc tã của bé đã ướt. Do đó cần kiểm tra nguyên nhân thực sự khiến trẻ khóc như điều kiện âm thanh, ánh sáng, đám đông hay tã lót của trẻ.
2. Không pha sữa theo công thức chính xác:
Nhiều mẹ do muốn con được bổ sung chất nhiều hơn mà khi pha đều muốn pha sữa đặc hơn so với quy định bằng cách thêm 1-2 thìa sữa hoặc cắt giảm lượng nước). Điều này khá sai lầm bởi vì mỗi sản phẩm sữa trước khi ra thị trường đều được các nhà khoa học nghiên cứu tỷ lệ phù hợp nhất. Chính vì thế mà khi cho thêm sữa không hề giúp cho các bé được bổ sung thêm chất mà trái lại sẽ gây thiếu nước cho bé. Ngược lại, khi pha quá loãng bé sẽ không được hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng yêu cầu. Các nhà khoa học đã mất công nghiên cứu và đưa ra một công thức chuẩn, nên mẹ hãy cố gắng làm theo và đừng tự làm như cách riêng của mình.
3. Không tiệt trùng bình sữa, núm vú hoặc tiệt trùng quá lâu:
Tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em đều khuyến cáo rằng, bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác nên được tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng lần đầu tiên. Từ sau đó, mẹ có thể rửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Dùng nước sôi sẽ có hữu ích trong việc khử trùng triệt để và hiệu quả những thứ đồ còn bám lại trong bình sau khi sử dụng. Đối với núm vú, nên để vị trí an toàn để tránh bị tan chảy khi gặp nhiệt độ cao. Nhưng chỉ nên hấp dụng cụ khoảng 3 phút, để tránh gây ra biến dạng cho bình và núm vú hoặc nguy hiểm hơn là tiết ra một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ, vì chúng thường được làm bằng nhựa và cao su có giới hạn chịu nhiệt nhất định.
4. Làm nóng sữa trong lò vi sóng để cho tiện và nhanh:
Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì. Để đảm bảo an toàn, các mẹ hãy hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút hoặc sử dụng dụng cụ hâm nóng sữa thay vì để nó trong lò vi sóng.
Lời khuyên: Nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng, phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 - 30 giây tùy lượng sữa, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều bình.
5. Pha sẵn sữa cho bé mang theo khi đi chơi:
Nên nhớ, sữa còn an toàn cho bé chỉ trong 2 tiếng sau khi pha với nhiệt độ phòng. Do đó, khi đi chơi xa, để giữ sữa vẫn đảm bảo chất lượng, cần giữ lạnh cho chai sữa để đảm bảo, và chỉ cần làm ấm trước khi cho bé ăn.
6. Không nhất thiết phải cho bé ợ hơi sau khi ăn:
Việc giúp cho bé ợ hơi sau khi ăn xong sẽ ngăn ngừa nguy cơ bé bị nghẹn sữa và bị trớ. Do đó, dù có gấp việc gì cũng nên kiên nhẫn chờ cho bé ợ hơi vài tiếng sau khi ăn.
Cẩn thận đừng để bé ngủ khi đang bú bình
7. Để bé ngủ khi đang bú bình:
Tránh tạo thói quen bú bình khi ngủ ở trẻ. Vì sữa hoặc nước hoa quả cho trẻ uống trong bình có thể gây tổn hại cho nướu răng và răng của bé, tạo ra nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ. Ngoài ra, còn có những nguy hiểm khác mà bé có thể gặp phải khi bé tự bú bình trên giường ngủ. Do đó, bạn nên đề phòng và chỉ cho bé bú bình khi có sự giám sát của người lớn.
8. Sử dụng nước máy hoặc nước giếng pha sữa cho trẻ:
Hệ thống đường nước là bằng đồng, do đó, việc pha sữa cho trẻ bằng nước máy hiện rất khó đánh giá về mặt an toàn. Nguồn nước giếng cũng tương tự. Tốt nhất để đảm bảo, hãy sử dụng nước đã tiệt trùng hoặc khử trùng nước bằng cách đun sôi khoảng 15 phút rồi để nguội trước khi sử dụng. Pha sữa cho trẻ bằng nước ấm khoảng 40-50 độ C, vì pha bằng nước không đủ độ sẽ khiến bé bị đau bụng. Đặc biệt lưu ý: Không pha sữa cho bé bằng nước sôi, vì điều này sẽ làm phân hủy các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin... có trong sữa của trẻ.
9. Cho bé uống lại sữa cũ:
Khi pha sữa cho trẻ, nên pha đủ dùng cho bé ăn 1 cữ chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; Hoặc có những bà mẹ vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Vì việc để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.
Không nên pha sẵn sữa rồi trữ tủ lạnh để bé uống dần
10. Không kiểm tra hạn dùng và tình trạng hộp sữa trước khi sử dụng:
Đây là điểm đặc biệt lưu ý với các mẹ có thói quen mua tích trữ sẵn các sản phẩm sữa xách tay. Vì với bề bộn công việc thường nhật, bạn không thể nhớ chính xác thời điểm mua cũng như hạn dùng của lô sữa. Sữa đã hết hạn hoặc hộp sữa chưa mở đã bị móp méo đều ảnh hưởng đến chất lượng bên trong, và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé nếu dùng sản phẩm không đảm bảo đó.
Bình luận của bạn