Tết này, thực phẩm sạch “góp mặt” ở bữa ăn gia đình

Nhiều loại thực phẩm sạch sẽ có mặt trong dịp Tết Ất Mùi (Ảnh: Đào Ngọc Thạch)

Lạm dụng TPCN - Cẩn thận nhập viện!

Thực phẩm tốt cho chuyện “yêu” thêm “sốt” (P.2)

Thực phẩm tốt cho chuyện “yêu” thêm “sốt” (P.1)

4 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Thực phẩm tốt cho đàn ông 'mãn kinh'

Thành quả bước đầu, khó khăn còn ở phía trước

Quản lý thực phẩm theo chuỗi là sự phối hợp giữa các ban, ngành và các tỉnh cung cấp thực phẩm cho TP.HCM để kiểm soát từ con giống, vật nuôi, cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… đối với nuôi trồng". 

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục Trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM, thành viên thường trực ban quản lý đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý theo chuỗi thực phẩm an toàn (CTPAT) giai đoạn 2011 - 2015 cho biết, đến nay, TP.HCM đã có 31 cơ sở tham gia chuỗi với sản lượng gần 46.000 tấn/năm. Trong đó, rau quả đạt 14.541 tấn/năm, thịt 17.319 tấn/năm, thủy sản 6.204 tấn/năm, sản phẩm khác 7.800 tấn/năm và trứng gà phát triển mạnh nhất với gần 126 triệu quả/năm. Ngoài ra, còn có 19 cơ sở tiềm năng thuộc các lĩnh vực rau quả, thịt, trứng và thủy hải sản có thể tham gia chuỗi vào đầu năm 2015. Điều đó chứng tỏ nhiều thực phẩm sạch sẽ có mặt trên thị trường trong dịp Tết Ất Mùi.

Đây là những thành quả bước đầu của việc áp dụng mô hình CTPAT, tuy nhiên ông Vũ Minh Long - Tổng Giám đốc Công ty Adeco, đơn vị đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia CTPAT vào cuối năm 2013 chia sẻ, để đạt được kết quả này là không dễ. Các lao động trực tiếp tại trang trại đa phần có trình độ học vấn thấp. Dù họ rất cần cù, chăm chỉ nhưng tham gia đề án chuỗi, họ phải thực hiện hàng loạt thủ tục hành chính rồi đến bảo hộ lao động, ghi chép…

Chung quan điểm, Ông Dương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh cũng cho hay, đơn vị có đủ năng lực cung ứng thịt gà được kiểm soát theo chuỗi gấp 3 lần hiện nay nhưng vì chưa có thị trường nên đành bán sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau. “Dù giá thành cao hơn ít nhất 5% nhưng giá bán ra thị trường vẫn bằng thịt gà bình thường do nhiều người chưa biết đến chứng nhận CTPAT. Đây là cái khó của những người đi tiên phong nhưng hy vọng sắp tới, khi người tiêu dùng nhận biết được thì doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận về sau”, ông Tuấn nói.

Sơ chế rau an toàn (Ảnh: SGGP)

Đối với mặt hàng rau, bà Cao Minh Huệ - Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến năm 2012, cả nước có khoảng 31.600 ha sản xuất rau an toàn (RAT), chiếm 26,3% tổng diện tích trồng rau chuyên canh. Điều đáng nói là, thực trạng sơ chế, bảo quản RAT vẫn mang tính thủ công với phương tiện vận chuyển còn thiếu, lạc hậu, tỷ lệ tổn thất cao. Hầu như không có nhà xưởng riêng dành cho sơ chế, xử lý, bao gói và bảo quản rau tươi, thiếu dụng cụ chứa sản phẩm bảo đảm chắc chắn và hợp vệ sinh.

Còn ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Quản lý chất lượng 2 thì cho rằng, việc nhiều mô hình sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi ATTP còn đơn lẻ, chưa được nhân rộng xuất phát từ nhiều nguyên do. Đó là, lợi ích về sản xuất sản phẩm an toàn chưa rõ ràng, chưa tạo động lực cho nhà sản xuất. Cơ chế chính sách cho sản xuất nông sản thực phẩm để tạo động lực phát triển còn hạn chế.

Nhiều trường hợp vi phạm, sản xuất thực phẩm bẩn chưa bị xử phạt nghiêm, thông tin vi phạm chưa được công khai khiến cho tính răn đe các cơ sở sai phạm còn yếu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chi tiền cho sản xuất nông nghiệp mang nhiều rủi ro, chi phí lớn, quay vòng vốn chậm nên không mấy mặn mà. Đặc biệt là tình trạng các hộ sản xuất nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế. 

Một cơ sở sơ chế, sản xuất thịt heo (Ảnh: DanViet)

Cần tăng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ

Cũng thừa nhận hiệu quả kinh tế và phản hồi từ người tiêu dùng chưa như mong đợi nhưng ông Vũ Minh Long xác định đây là một cuộc chơi lâu dài. Ông kiến nghị TP.HCM đã quy định giá bán cho hàng bình ổn thì cũng nên có giá định hướng đối với các sản phẩm thuộc chuỗi (cao hơn thị trường) nhằm ghi nhận cho một quy trình quản lý chặt chẽ để có sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

Nếu không phát triển CTPAT thì uy tín, sức cạnh tranh sản phẩm không cao, ngay cả ở thị trường nội địa. Do đó cần sớm ban hành Tiêu chuẩn về chuỗi cung cấp TPAT để thống nhất triển khai. Trong đó, Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí, cơ sở vật chất ban đầu; Đào tạo, tập huấn cho các cơ sở, tập trung các hộ vào vùng quy hoạch để phát triển lâu dài.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng các mô hình điểm sản xuất và tiêu thụ nông sản TPAT theo chuỗi, ông Nguyễn Văn Doăng - Điều phối viên Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm cho rằng: "Cần tổ chức thực hiện chuỗi nông sản với hoạt động được thiết kế chuỗi, trong đó, ưu tiên sản phẩm chủ lực của địa phương; Liên kết giữa cơ sở sản xuất và thu gom tiêu thụ là cốt lõi; Gắn kết giữa các yếu tố kỹ thuật và thương mại... Ngoài ra, cũng cần làm tốt việc sản xuất và quản lý chất lượng nông sản TPAT".

Về phương diện quản lý, ông Hòa đồng cảm với những khó khăn mà các đơn vị tham gia chuỗi với vai trò là “công thần”. Ông cho biết năm 2015, ban quản lý đề án sẽ tăng cường hỗ trợ, quảng bá cho các sản phẩm thuộc chuỗi. Ngoài ra, với nguyên tắc quản lý chuỗi, các doanh nghiệp sau này muốn có sản phẩm công nghiệp dán nhãn chuỗi buộc phải lấy nguyên liệu từ các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thuộc chuỗi. Khi đó, những doanh nghiệp tiên phong sẽ có lợi thế vì đã sẵn sàng nguồn hàng.

Các sản phẩm chuỗi phải sơ chế đúng theo quy định khi lưu thông cũng như được bán ở những nơi đủ điều kiện bảo quản và khu vực riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhận biết. Sau đó, sản phẩm thuộc chuỗi được đưa vào nhà máy chế biến để cho ra những sản phẩm công nghiệp cho người tiêu dùng hoặc sản phẩm thuộc chuỗi đi nơi chế biến như dịch vụ ăn uống vào bếp ăn người tiêu dùng.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn