TPCN có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách và chọn được sản phẩm tốt
Dùng TPCN Cốt Thoái Vương như thế nào?
Thiên đình "điều trị" Táo Thực phẩm chức năng (P3)
"Hô biến" thức ăn chăn nuôi thành TPCN: Lãi 3.000 tỷ (!!!)
Lợi ích từ GACP-WHO trong sản xuất TPCN
Cảnh báo: TPCN giảm cân gây suy thận
Nhập viện vì… tự ý dùng TPCN
Ông Nguyễn Văn T. (sinh năm 1950, quê Cà Mau) tuổi cao, sức yếu, một lần đi ăn giỗ em gái đã được em rể tên Đ. giới thiệu loại TPCN trị được bách bệnh của công ty Vision International People Group. Thấy ông Đ. quả quyết uống vào sẽ rất tốt cho sức khỏe, lại chỗ quen biết nên ông T. liền mua uống.
Uống được vài ngày, ông T. người nóng ran, sức khỏe giảm sút trông thấy. “Tôi có cảm giác hồi hộp khó thở, máu như bốc lên não, người lúc nào cũng nóng như bị sốt. Tôi gọi điện hỏi thì Đ. bảo, mỗi lần sử dụng phải dùng nhiều nước, đến nửa lít hay một lít, người mới không bị nóng. Dùng đến tuần thứ hai, tôi không chịu nổi và huyết áp bắt đầu tăng dần, ngày nào cũng phải chạy đi mua thuốc uống hạ áp”, ông T. nói.
Sau hai tuần dùng thuốc, ông T. phải nhập viện cấp cứu. Bác sỹ cho hay ông không hề có bệnh lý gì, nhưng do dùng TPCN không đúng liều, không có sự hướng dẫn của bác sỹ nên sinh chứng tăng huyết áp.
Gần đây nhất là trường hợp bà H.K.L. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, tạm trú Đồng Nai) bị hội chứng Lyell (Ly thượng bì hoại tử tối cấp) nghi do phản ứng dị ứng sau khi uống TPCN. Theo lời kể của bệnh nhân, sau khi thấy mệt mỏi, không ngủ được, một người quen đã giới thiệu và bán cho bà hai hộp TPCN có tên Ageloc do Công ty Nuskin sản xuất, được giới thiệu là bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da. Bà L. mua hai hộp TPCN với giá 140 USD (một hộp Ageloc R2night 60 viên, uống ban đêm và một hộp Ageloc R2day 180 viên, uống ban ngày).
Sau khi uống loại TPCN này, bà có cảm giác tức ngực, cơ căng. Uống được năm ngày, bà bắt đầu có những chấm đỏ trên tay nhưng người bán nói: “Đây là TPCN, không phải thuốc nên không sao”. Vì vậy, bà tiếp tục uống thêm ba ngày, những vết đỏ trên tay bắt đầu lan rộng khắp toàn thân và rộp thành từng bóng nước lớn, đỏ lựng, đau rát. Mắt bà L. bắt đầu mờ, bước đi thấy đau buốt, sốt cao… lúc này gia đình bà L. mới tá hỏa đưa bà đi cấp cứu.
Sử dụng TPCN nên có sự tư vấn của dược sỹ, bác sỹ chuyên khoa
TPCN tốt nếu dùng đúng!
Theo BS. Nguyễn Đình Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, tuy không phải là thuốc nhưng TPCN cũng có khả nảng gây các phản ứng dị ứng cho người dùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ.
Đặc biệt, ông cho hay, một số người bán hàng vì lợi nhuận đã nói quá về công dụng của sản phẩm, lại thiếu kiến thức y học, thậm chí kiến thức văn hóa thông thường, dẫn đến truyền đạt sai lệnh và thiếu sót.
Mặc dù Bộ Y tế đã cấm kê toa và cấm quảng cáo TPCN thay thuốc điều trị nhưng việc loại trừ hết những sai sót này vẫn là điều rất khó khăn. Chính vì vậy, BS. Nguyễn Đình Phú nhấn mạnh: "Trước khi quyết định dùng một loại TPCN nào đó, người dùng cần tìm hiểu kỹ về thành phần, công thức cũng như các giấy phép liên quan của sản phẩm đó. Với những người đang uống các loại thuốc để điều trị những bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch thì không nên dùng phối hợp với TPCN khi chưa có ý kiến chuyên môn của bác sỹ điều trị".
Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng cũng chia sẻ, người tiêu dùng cần phải hiểu đúng, dùng đúng quy tắc khi sử dụng TPCN. Trước hết cần hiểu chính xác rằng TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng để chữa trị bất kỳ một loại bệnh nào mà chỉ là loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ thêm cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, việc sử dụng TPCN vô tội vạ không những không tốt cho cở thể mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung của người sử dụng. "Quá mê tín TPCN mà coi nhẹ việc thay đổi thói quen ăn uống, cải thiện điều kiện sống và lối sống thì không những không ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể duy trì được tình trạng sức khoẻ cần thiết cho một cuộc sống bình thường", ông chia sẻ.
Bình luận của bạn