Dự phòng cho Tết: Chuẩn bị thuốc gì? (P.2)

Những người bị bệnh mạn tính nên chuẩn bị sẵn loại thuốc đã được bác sỹ kê dùng cho dịp Tết

Dự phòng cho Tết: Chuẩn bị thuốc gì? (P.1)

Tết Ất Mùi: Cần cảnh giác với cúm A/H7N9

Tết Nguyên đán 2015: Miền Bắc thời tiết nắng ấm?

Hơn 17.000 vé tàu Tết chưa có người nhận

Lựa chọn quà Tết Ất Mùi độc đáo

Thuốc chuyên khoa

Thuốc huyết áp: Các thuốc chống tăng huyết áp thường dùng như nifedipin, amlodipin… có cơ chế là gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp, dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Cần dùng các thuốc chống tăng huyết áp này vào 1 giờ nhất định. Thuốc được sử dụng trong 1 ngày nên phân chia thời gian dùng cho hợp lý. Nếu thuốc phải sử dụng 2 lần/ngày mà 8 giờ sáng uống 1 lần thì đến 8 giờ tối sẽ uống lần tiếp theo. Tránh phân chia thời gian uống thuốc theo bữa ăn.

Thuốc đái tháo đường: Các thuốc thường dùng như metformin, sulfonylurea… Cần lưu ý, đái tháo đường là một bệnh mạn tính, việc dùng thuốc gắn với người bệnh như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Đừng vì bận rộn mấy ngày Tết mà quên uống thuốc hoặc uống thuốc không đúng giờ, bởi nếu quên không uống thuốc dễ gây ra tai biến do đường huyết tăng cao, làm ảnh hưởng tới không khí vui xuân trong gia đình.

Để dùng thuốc an toàn trong dịp Tết, với các thuốc điều trị bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ đúng về số lần dùng và liều dùng theo chỉ định của bác sỹ. Đối với các thuốc thông thường (không cần phải kê đơn) trên, khi dùng, người bệnh cần hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ hay nhân viên y tế và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

Các loại thuốc khác

Ngoài ra, nên chuẩn bị thuốc nhỏ mắt thông thường, nước muối để rửa mắt khi bị khói hay bụi vào mắt. Dùng Chloraxin khi mắt đỏ có ghèn là loại kháng sinh nhẹ. Dùng V Rohto khi ngứa đỏ mắt, chống dị ứng. Dùng Refresh, Sanlein khi khô mắt do đi đường nhiều. Đồng thời, cần chuẩn bị các loại bông băng gạc và thuốc sát khuẩn như bông gòn, oxy già để rửa các vết thương, băng vô trùng Urgo Sterile để băng các vết thương.

Rượu, bia ngày Tết chỉ nên uống điều độ.

Say rượu: Nếu bị say nhẹ, uống 3 gói Polynu pha trong 100ml nước sôi còn ấm, hoặc uống 100ml nước thổ phục linh (sắc từ 20g thuốc). Cũng có thể lấy 100 - 200g lá hoặc cuống lá dong giã nát, hòa với 100ml nước, gạn uống.

Chấn thương phần mềm: Rửa vết thương bằng nước muối 1% (hoặc nước lá vối đặc, nước chè tươi đặc), sát trùng bằng dung dịch Polyvidon Iodin 10%. Bôi Perskindol hoặc Deep Heat để giảm đau. Nếu chảy máu nhiều, giã nát 100g cỏ nhọ nồi tươi lấy nước uống, dùng bã băng chặt vào vết thương; hoặc lấy 15g gừng khô sao cháy đen, sắc lấy nước uống. Việc ăn 1 - 2 quả cam (cả múi) và 50g lạc rang cũng giúp cầm máu.

Mỗi ngày uống 10 viên vitamin C 100mg, chia 2 lần. Nếu vết thương phù nề, đặt dưới lưỡi 1 viên Alpha Chymotrypsin (ngày 5 lần). Cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay nếu bị chấn thương nặng ở phần mềm (nát thịt), gãy xương hay chấn thương sọ não.

Riêng đối với thuốc kháng sinh thì không được mua dự phòng khi không có đơn của bác sỹ bởi vì thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị khi có bệnh nhiễm khuẩn và cũng tùy theo mức độ của bệnh cũng như bệnh thuộc cơ quan nào thì dùng loại kháng sinh gì, tuyệt đối không dùng tự do. Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không những không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp bệnh nặng thêm, đôi khi gây nguy hiểm do dị ứng thuốc kháng sinh hoặc làm gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động