Dự phòng cho Tết: Chuẩn bị thuốc gì? (P.1)

Mỗi gia đình nên chuẩn bị một số loại thuốc cần thiết dự phòng cho dịp Tết

Có nên mua hoa quả độc, lạ cúng Tết?

Thưởng Tết: Cao nhất Hà Nội chỉ bằng 1/7 TP.HCM

9 phong tục đón năm mới trên thế giới kỳ lạ nhất

Tết 2015: Điểm lại những ca khúc mừng năm mới bất hủ

Những lời chúc Tết 2015 lạ và độc nhất

Các thuốc về tiêu hóa

Ngày Tết, thói quen ăn uống thường ngày của chúng ta bị thay đổi hẳn rất dễ xảy ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu (người bệnh cảm thấy no hơi, nặng bụng, khó chịu do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày) hoặc bị tiêu chảy (do ăn phải thức ăn bảo quản không tốt)…

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong dịp Tết, các bậc phụ huynh nên chủ động phòng ngừa bằng cách chuẩn bị thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ như men vi sinh...

khó tiêu (người bệnh cảm thấy no hơi, nặng bụng, khó chịu do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày) hoặc bị tiêu chảy (do ăn phải thức ăn bảo quản không tốt)…

Thuốc chống acid chứa magnesi: Được dùng để giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua (trào ngược dạ dày - thực quản) và còn dùng bổ trợ cho các biện pháp khác để giảm đau do loét dạ dày - tá tràng và để thúc đẩy liền loét. Ngoài ra, có thể dùng maalox, simelox, phosphalugel, gaviscon, pepsane…

Thuốc giúp điều hoà sự co bóp dạ dày: Dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm như thuốc domperidon…

Men tiêu hóa: Nhằm giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như: Neopeptine, festal, pancrélase… hoặc dùng thuốc làm lợi/thông mật như sorbitol…

Bụng đầy chướng: Uống Polynu 2 lần/ngày, mỗi lần 2 gói, pha với 50ml nước nóng. Cũng có thể uống Domperidon 10mg (ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên) hoặc nhai gừng tươi nướng 2 lần/ngày, mỗi lần 15gr.

Thuốc chống tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, việc đầu tiên là cần pha 1 gói oresol với1 lít nước đun sôi để nguội cho tan hết rồi uống để bù nước và điện giải, đồng thời tìm cách nôn hết số thực phẩm đó ra. Trong trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay bằng nước cháo muối, hoặc đường muối (pha 1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước) sẽ được dung dịch để uống khi bị tiêu chảy. Một số kháng sinh thường được dùng trong tiêu chảy cấp do vi khuẩn như co-trimoxazol (biseptol, bactrim), berberin.

Ngày Tết, việc ăn uống diễn ra thất thường rất dễ bị một số bệnh đường tiêu hóa

Dị ứng do ăn uống: Tía tô 50gr, gừng tươi 20gr, sắc 2 lần lấy 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc: Uống Astemizol 10mg (ngày 1 lần, 3 viên) hoặc Cetirizin 10mg (1 viên/ngày).

Thuốc về hô hấp

Vào dịp Tết, khí hậu miền Bắc nước ta thường lạnh và ẩm ướt, lại hay thay đổi đột ngột, trời đang nồm, bất chợt gió mùa Đông Bắc làm rối loạn khả năng chống đỡ với bệnh tật, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. Các triệu chứng như ngạt mũi, ho dễ xảy ra. Một số thuốc có thể chuẩn bị trước để trị ho như terpin, codein…

Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị một ít thuốc nhỏ mũi như nước muối sinh lý 0,9% và thuốc nhỏ mũi loại co mạch như sulfarin (chống ngạt mũi). Tuy nhiên, đối với loại thuốc nhỏ mũi co mạch, không nên dùng kéo dài quá 1 tuần.

Thuốc cảm, sốt

Cảm lạnh: Nếu bị cảm nhẹ, dùng trà gừng 2 gói pha với 60ml nước sôi, 10 phút sau cho bệnh nhân uống, kết hợp xoa dầu cao vào chân tay; Hoặc uống một viên Rhumenol Flu500, 3 viên vitamin C 100mg và 1 lát gừng tươi.

Trường hợp mê man bất tỉnh, chân tay lạnh, nên đặt bệnh nhân nằm nơi kín gió, đắp chăn ấm. Giã nát một củ gừng tươi (50gr), vắt lấy nước, thêm nước sôi để nguội vào bã để lấy được tất cả 30ml nước gừng, bón cho bệnh nhân. Lấy bã xát vào lòng bàn tay, bàn chân.

Thuốc hạ sốt: Loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ là Acetaminophen (hay còn có tên là Paracetamol). Thuốc có nhiều dạng dùng như: Dạng gói bột, dạng viên. Liều dùng có thể được tính như sau: 10 – 15 mg thuốc cho mỗi kg cân nặng. Ví dụ: Trẻ nặng 10kg có thể dùng lượng thuốc từ 100 – 150 mg. Nếu trẻ còn sốt hoặc đau có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ, ngày dùng không quá 4 lần.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động